Nghề chẻ đá Tây Gio Linh

Trần Tuyền |

Miền Tây Gio Linh, tỉnh Quảng Trị được thiên nhiên kiến tạo có trữ lượng đá tự nhiên dồi dào. Những bãi đá này tập trung chủ yếu ở các xã Gio An, Gio Sơn, Phong Bình, Linh Hải... Vì vậy mà nghề đá ở miền Tây Gio Linh ngày càng hưng thịnh, quy mô ngày càng được mở rộng hơn.

Theo ước tính ở khu vực các xã miền Tây Gio Linh hiện có gần 200 hộ với trên 500 lao động sống bằng nghề chẻ đá, trong đó đông nhất vẫn là các các xã Gio Sơn, Gio An, Phong Bình.

Đá được người dân tập kết về bãi
Đá được người dân tập kết về bãi 
Thợ chẽ đá tiến hành đẻo, đục thành đá sản phẩm
Thợ chẽ đá tiến hành đẻo, đục thành đá sản phẩm
Thợ chẽ đá tiến hành đẻo, đục thành đá sản phẩm

Để có được những viên đá thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên các thợ đá phải lựa chọn tìm mua đá nguyên liệu là những khối đá to tập kết về địa điểm chẻ đá. Có được đá nguyên liệu, thợ chẻ đá phải tính toán, lựa thế để dùng các dụng cụ là búa, ve, chạm và máy khoan để chia nhỏ khối đá. Từ những tảng đá nhỏ này, người thợ đá tiếp tục tạo ra những viên đá thành phẩm.

Đá thành phẩm được tập kết để xuất bán ra thị trường
Đá thành phẩm được tập kết để xuất bán ra thị trường

Hiện nay đá viên đang được thị trường xây dựng ưa chuộng nên nghề chẻ đá có cơ hội nâng cao thu nhập. Cho dù đặc thù công việc là nặng nhọc và không ít khó khăn nhưng bình quân mỗi ngày 1 người thợ chẻ đá có thu nhập từ 300.000 đến 500.000 đồng. Vì vậy, có rất nhiều người “sống được” bằng nghề chẻ đá, nhiều hộ gia đình có điều kiện cho con cái học hành thành đạt.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy: Sản xuất sạch để khẳng định thương hiệu

Hiếu Giang |

Ra đời từ hàng trăm năm qua và ngày càng phát triển, nghề sản xuất nước mắm truyền thống đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng. Năm 2012, tỉnh Quảng Trị đã công nhận làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy, qua đó tạo động lực để làng nghề vươn xa. 

Mở lối cho người khuyết tật bằng nghề truyền thống

Tây Long |

Từ lúc còn được địu trên lưng, người Vân Kiều ở xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã thấy ông bà, ba mẹ miệt mài làm chổi đót. Trăn trở khi thấy nghề truyền thống dần bị quên lãng, một nhóm người khuyết tật ở địa phương đã cùng nhau tìm cách bảo tồn, gìn giữ. Không phụ lòng người, nghề làm chổi đót đã mở ra cho họ một hướng đi mới, nhiều niềm vui.

Khó khăn trong thu hút, đào tạo nghề cho lao động miền núi

Hiếu Giang |

Mặc dù đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong lĩnh vực tuyển sinh các lớp dạy nghề, liên kết học nghề, có các chế độ hỗ trợ, tuy nhiên thời gian qua các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông (Quảng Trị) vẫn không tuyển đủ học viên theo kế hoạch được giao. Khi công tác này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả thiết thực thì việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao vẫn chưa thể bền vững.

“Trải nghiệm làng nghề làm nón Trà Lộc” đoạt giải A Cuộc thi video clip “Tôi yêu Quảng Trị” năm 2023

Minh Anh |

Ban tổ chức (BTC) cuộc thi video clip du lịch Tôi yêu Quảng Trị năm 2023 (Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch Quảng Trị phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan) vừa tổ chức lễ tổng kết, trao giải. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Hoàng Nam tham dự.