Ngũ Hành Sơn và liên kết du lịch vùng theo dấu chân vua Minh Mạng

Tường Minh |

Bây giờ thì chúng ta thử hình dung về một tour du lịch mới bằng đường thủy liên kết giữa ba địa phương Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, tạm có tên là "theo dấu chân vua Minh Mạng"

Đó là một hành trình khoảng 3 ngày 2 đêm. Lý tưởng nhất là du khách xuất phát bằng thuyền từ lăng Minh Mạng. Sau đó thuyền đi dọc sông Hương và dừng lại ở các điểm di tích dọc sông Hương như điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Đại Nội...

Ngũ Hành Sơn nhìn từ phía sông Cổ Cò. Ảnh: Kim Liên
Ngũ Hành Sơn nhìn từ phía sông Cổ Cò. Ảnh: Kim Liên

Thuyền tiếp tục dọc sông vượt phá Tam Giang, men theo đường biển vào Hội An. Dọc đường từ phá Tam Giang vào Hội An có thể thiết kế nhiều điểm dừng nghỉ kèm theo nhiều hoạt động đánh bắt hải sản. Tại Hội An, sau khi thăm phố cổ và nghỉ đêm, du khách có thể được đổi thuyền loại nhỏ hơn để đi dọc sông Cổ Cò ra thăm thú Ngũ Hành Sơn...

Trên đây chỉ là ý tưởng của một vài người có trách nhiệm với du lịch Đà Nẵng đang muốn khai thác Ngũ Hành Sơn hiệu quả hơn, đông khách hơn con số hơn 2 triệu lượt khách của năm 2019. Cũng như tạo ra được một sản phẩm liên kết mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo hơn cho du khách ở nhiều điểm đến khác nhau trong bối cảnh hậu COVID-19 để góp phần phục hồi du lịch. 

Người cũ cảnh cũ, nhưng làm sao cho mọi thứ luôn luôn mới với du khách kiểu như vua Minh Mạng, dù những ba lần ngự du đến Ngũ Hành Sơn nhưng lần nào cũng bị cảnh giới nơi này mê hoặc, đến mức phải hạ bút ngợi ca trong lần cuối cùng: “Phong cảnh Non Nước đối với ta vẫn lạ, tựa hồ như mới xem lần đầu”.

Quốc tự Tam Thai, điểm nhấn của danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Kim Liên
Quốc tự Tam Thai, điểm nhấn của danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Kim Liên

Tuy nhiên, để những ý tưởng này trở thành hiện thực thì ngành du lịch của 3 địa phương Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cần ngồi lại với nhau để cùng bàn.

Miền Trung, mở đầu là Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã có một ví dụ thành công về liên kết vùng bằng "con đường di sản" đến nay đã bước qua năm thứ 16. Và "theo dấu chân vua Minh Mạng", biết đâu sẽ là một ví dụ tiêu biểu, mở đầu cho một chuỗi liên kết mới ở miền Trung hậu dịch COVID -19...

(Nguồn: Vivu 247)

TAGS

Cây cô đơn ở hồ Rào Quán đã được "cứu sống" sau khi bị "bức tử"

Lê Văn |

Thông tin từ Nhóm tình nguyện cứu Cây cô đơn, sau thời gian bị chặt phá bằng cách lột vỏ, đến nay Cây cô đơn (hồ Thuỷ điện  Rào Quán, Hướng Tân, Hướng Hoá, Quảng Trị) đã phát triển bình thường.

Bia tưởng niệm Quán Ngang và tấm lòng người anh hùng

Hồ Nguyên Kha |

Chắc hẳn những người con của mảnh đất Gio Linh (Quảng Trị) sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh đều biết đến căn cứ quân sự Quán Ngang. Đây là căn cứ có quy mô lớn, tập trung bộ máy đầu não của chính quyền Sài Gòn để điều hành và quản lý về mặt hành chính, quân sự, làm “bàn đạp” xâm chiếm miền Bắc. Vì thế căn cứ Quán Ngang là chứng tích chiến tranh tiêu biểu trên vùng đất Gio Linh.

Non thiêng Tá Linh Sơn qua góc nhìn Phan Tân Lâm

BTV |

Đứng ở vùng biển hay đồng bằng, khi trời nắng đẹp nhìn lên hướng tây Quảng Trị sẽ thấy đỉnh Voi Mẹp. Núi Voi Mẹp hay còn gọi là Tá Linh Sơn là “nóc nhà” của Quảng Trị. Tá Linh Sơn cùng với nguồn Hiếu Giang là cặp sơn thuỷ hữu tình của xứ này.

Cơ bản hoàn thành xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

Anh Vũ |

Sau một thời gian tích cực triển khai thi công, đến nay công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, những hạng mục còn lại như tường rào, sân vườn đang được khẩn trương hoàn thiện đảm bảo khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Chế Lan Viên 20/10 (1920-2020).