Nhà bia tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trần Thị Tâm

PV |

Anh hùng liệt sĩ Trần Thị Tâm sinh năm 1950 tại thôn Thâm Khê, Hải Lăng, Quảng Trị. 

Lúc còn nhỏ chị sống với bố mẹ tại quê nhà. Tháng 5 năm 1965 chị tham gia du kích xã, đến tháng 4 năm 1966 chị bị địch bắt vào tù. Tháng 11 năm 1966 sau khi được thả, chị tiếp tục hoạt động và được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 1967 chị vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng CSVN và giữ chức vụ Xã đội trưởng xã Hải Khê. Từ năm 1967 đến năm 1971 chị tham gia nhiều trận đánh tại quê hương, bắt sống 869 tên Mỹ Ngụy, bắn cháy 3 xe bọc thép, 2 máy báy DH6, phá hủy hàng chục khẩu pháo đề ca và nhiều xe tăng của địch. Chị được phong quân hàm Thiếu úy và giữ chức vụ Huyện đội phó Huyện đội Hải Lăng. Ngày 11 tháng 02 năm 1972 trong một trận đánh quyết liệt tại xã Hải Quế, chị cùng động đội giữ vững căn cứ địa đến phút cuối cùng và đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn 22 tuổi.

Ngày 14/3/2015, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã và huyện đã tổ chức lễ khánh thành công trình Nhà bia tưởng niệm nữ Anh hùng liệt sĩ Trần Thị Tâm rất trang trọng. Chị là người con gái trung kiên của mảnh đất Hải Khê anh hùng. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước nhà bị kẻ thù xâm lược, chị đã sớm giác ngộ và tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi.

Tượng đài và mộ chí của chị được xây dựng tại xã Hải Khê, Hải Lăng, quê hương chị.
Tượng đài và mộ chí của chị được xây dựng tại xã Hải Khê, Hải Lăng, quê hương chị.

Ghi nhận những đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chị Trần Thị Tâm đã được Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Để ghi nhớ công ơn và sự hy sinh lớn lao của Anh hùng liệt sĩ Trần Thị Tâm, huyện Hải Lăng và xã Hải Khê đã trích một phần kinh phí đồng thời kêu gọi các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chung tay đóng góp được số tiền gần 600 triệu đồng để xây dựng Nhà bia tưởng niệm. Công trình là sự tri ân sâu sắc đối với Anh hùng liệt sĩ cũng như những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Họa sĩ – Nhà báo Hồ Thanh Thoan đã ghi lại 2 khoảnh khắc: Bia tưởng niệm năm 1992 và Nhà bia tưởng niệm hiện nay
Họa sĩ – Nhà báo Hồ Thanh Thoan đã ghi lại 2 khoảnh khắc: Bia tưởng niệm năm 1992 và Nhà bia tưởng niệm hiện nay


Tự hào mạch nguồn cách mạng Hải Lăng

Tú Linh |

Vùng đất truyền thống cách mạng huyện Hải Lăng (Quảng Trị), 49 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, có nhiều thay đổi đáng tự hào. Những tên đất, tên làng gắn liền với chiến công hiển hách giai đoạn lịch sử 1954- 1975 trở thành các miền quê đáng sống. Phát huy truyền thống cách mạng qúy báu, Hải Lăng đang từng ngày xây dựng quê hương phát triển năng động, toàn diện, xứng đáng là huyện trọng điểm phía Nam của tỉnh.

Hồn tre Việt

Hoàng Công Danh |

Cây tre tự bao đời nay đã gắn bó với người Việt, trở thành một biểu tượng của ý chí bền bỉ, tinh thần đoàn kết. Trước xu thế đô thị hóa mạnh mẽ, những rặng tre dần thưa thớt, thậm chí vắng bóng ở một số vùng quê, khiến không ít người bùi ngùi, tiếc nhớ.

Màu xanh Hải Thái

Đào Tâm Thanh |

Hải Thái là xã thuộc vùng đồi trung du nằm về phía Tây của huyện Gio Linh (Quarng Trị), nơi có đường Hồ Chí Minh đi qua. Ở mảnh đất rất mực hiền hòa này lại có một quá khứ bi tráng và hào hùng khi trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nơi đặt cứ điểm quân sự quan trọng của địch và cũng là nơi ghi nhiều chiến công hiển hách của quân và dân ta. Cùng với căn cứ Dốc Miếu trong tuyến hàng rào điện tử Mắc Namara, căn cứ Cồn Tiên được xây dựng để thực hiện mưu đồ khống chế cả một vùng rộng lớn khu giới tuyến với dày đặc bom mìn, hầm hào, phương tiện chiến tranh cùng lực lượng lớn binh lính tinh nhuệ của Mỹ và tay sai. Lịch sử hình thành xã Hải Thái lại từ cuộc di dân nơi đồng bằng lên khai phá vùng đất mới gần nửa thế kỷ trước. Bao nhiêu máu xương, mồ hôi, nước mắt đã đổ xuống để hôm nay, xã Hải Thái đã bước những bước tự tin đi đến ấm no, giàu mạnh...

Pa Ling mùa mưa

Trúc Hà |

Tháng 11, dưới cơn mưa rừng tầm tã, chúng tôi tìm về thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ở “ốc đảo” này, chúng tôi chợt nhận ra, khó khăn, vất vả càng tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ của những người lính biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương.