Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc tại Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ

Xuân Tư |

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024, ngày 13/1, tại Đảo hoa, xã Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ), Giải đua thuyền Kayak mở rộng, Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc đã diễn ra.


Đây là lần đầu tiên tỉnh Điện Biên tổ chức Giải Đua thuyền Kayak trên lòng hồ Pá Khoang, hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh.

Giải quy tụ 13 đội với trên 70 vận động viên, tham gia thi đấu ở 3 nội dung: đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp với các cự ly 400 - 800m… Môn thể thao mới lạ này đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến xem, cổ vũ.

Các tay chèo bứt tốc về đích.
Các tay chèo bứt tốc về đích.

Chị Hồ Thị Dính, Đội Đua thuyền xã Nà Nhạn (thành phố Điện Biên Phủ) cho biết, ngay từ khi có thông báo của Ban Tổ chức Lễ hội về Giải đua thuyền Kayak, chị đã hăng hái đăng ký tham gia nội dung nam nữ phối hợp. Chị cùng đồng đội tích cực tập luyện bởi môn thể thao này đòi hỏi phải có sức khỏe và sự ăn ý, phối hợp nhịp nhàng của cả hai vận động viên.

“Rất tuyệt vời là sau thời gian hăng say tập luyện, thành quả được đền đáp với chúng tôi khi xuất sắc giành Giải Nhì của nội dung đua nam nữ. Tôi vô hy vọng Giải đua thuyền Kayak sẽ được tổ chức hằng năm để nhiều người dân có thể tham gia” - chị Dính chia sẻ.

Cũng trong khuôn khổ Lễ hội, Chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đã để lại nhiều ấn tượng đối với nhân dân và du khách đến với Đảo hoa, xã Pá Khoang. Chương trình gồm những tiết mục nghệ thuật mang màu sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Điện Biên nói riêng và Việt Nam nói chung như: Hội Xuân Tây Bắc, Nét đẹp vùng cao, Điện Biên mùa Xuân về, Xuân về trên bản Mông… Cùng với đó là các tiết mục ca, múa, nhạc đặc trưng của đất nước Nhật Bản như: Sakura, Hana Wasuku… Các tiết mục dân ca, dân vũ, nhạc cụ, múa truyền thống các dân tộc Thái, Mông... của Việt Nam và các điệu múa dân gian truyền thống của Nhật Bản cũng được trình diễn tại chương trình.

Ngoài chương trình giao lưu nghệ thuật, người dân, du khách còn được trải nghiệm tiệc rượu “Sa Kê - Mông Pê”, Lẩu thắng cố - Lẩu Ô den, phiên chợ rau, quả, nông sản và triển lãm sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của tỉnh Điện Biên.

Chị Đặng Thị Hương Giang, du khách đến tham dự Lễ hội chia sẻ, các hoạt động giao lưu nghệ thuật, ẩm thực tại lễ hội rất đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách khi đến với Điện Biên thời điểm này. Đặc biệt, những không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tại lễ hội đã giúp người dân, du khách hiểu thêm về nét văn hóa đặc trưng của khu vực Tây Bắc cũng như những nét văn hóa của đất nước Nhật Bản.

Lễ hội hoa Anh Đào -  Điện Biên Phủ 2024 với chủ đề “Trải nghiệm Pá Khoang - Ngắm hoa Anh Đào” là sự kiện văn hóa tiêu biểu đầu năm 2024 của tỉnh Điện Biên. Đây là một trong những chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm Du lịch quốc gia 2024.

Lễ hội còn góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh con người, mảnh đất Điện Biên, thu hút, kêu gọi đầu tư, du khách Nhật Bản và nước ngoài đến với Điện Biên; thúc đẩy sự phát triển của Khu du lịch Pá Khoang - Mường Phăng, đưa Đảo hoa trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

Các vận động viên đua thuyền trên hồ Pá Khoang.
Các vận động viên đua thuyền trên hồ Pá Khoang.

Ông Đào Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ, Trưởng Ban tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2024, cho biết: Trong hai ngày diễn ra Lễ hội, có hàng nghìn lượt du khách đến với Đảo hoa, xã Pá Khoang. Đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch của địa phương, thể hiện sức hút của hoa Anh Đào đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Để tạo ấn tượng cho du khách, thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức nhiều hoạt động thi đấu thể thao, trải nghiệm các không gian văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, các trò chơi dân gian truyền thống để du khách thực sự có những giây phút trải nghiệm thú vị, đáng nhớ tại lễ hội.

(Nguồn: TTXVN)

Những hồi ức mang khát vọng hòa bình

Đan Tâm |

Có thể thấy, tiếp theo mạch nguồn của nền văn học cách mạng thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ với phần lớn được tạo nên từ đề tài chiến tranh và người lính, khi bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia đánh dấu bằng chiến thắng ngày 7/1/1979, một dòng văn học cách mạng nữa ra đời. Nhà thơ Lê Minh Quốc, một cựu chiến binh đã từng cầm súng chiến đấu và sống những năm tháng thanh xuân trên đất nước Chùa Tháp, trong lời tựa cuốn hồi ức chiến tranh: “Mùa chinh chiến ấy” của nhà văn Đoàn Tuấn, đã gọi những hồi ức, hồi ký, bút ký... viết về chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia những năm tháng ấy là dòng văn học “Đất bên ngoài Tổ quốc”.

Giải Đua thuyền truyền thống “Lễ hội Thống nhất non sông” tỉnh Quảng Trị năm 2023

Minh Đức |

Ngày 30/4, tại bờ Bắc sông Bến Hải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống “Lễ hội Thống nhất non sông” tỉnh Quảng Trị năm 2023 - tranh cúp Huda. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Đại tá Nguyễn Hữu Đàn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đến dự.

Đua thuyền truyền thống ở Hải Lăng

Hoài Nhung |

Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị), môn đua thuyền truyền thống phát triển rộng khắp trong toàn huyện.

Tưng bừng Lễ hội Đua thuyền làng Mai Xá

Người Làng Mai |

Đến hẹn lại lên, sáng 25/1 (tức mồng 4 xuân Quý Mão - 2023), làng Mai Xá Chánh cùng thôn Mai Xá và khu dân cư Mai Hà long trọng tổ chức Lễ hội Đua thuyền truyền thống làng Mai Xá trên sông Hiếu (đoạn đi qua xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).