Rêu đá – Món ngon độc lạ của người vùng cao

Diệu Hương |

Rêu đá là món ăn quen thuộc của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Tùy theo cách chế biến của mỗi vùng miền mà rêu đá có hương vị riêng.

Rêu đá (rêu suối) được ví như một loại rau sạch đặc biệt. Rêu thường mọc tự nhiên ở các con suối lớn hoặc chân thác nơi có nguồn nước chảy xiết, có những tảng đá to. Rêu có khi mọc dài bằng cả sải tay người lớn và rêu có màu xanh lục hay xanh non còn tùy vào vùng nước sâu hay nông. Không phải mùa nào ta cũng có thể hái rêu đá. Rêu đá chỉ mọc vào khi chớm thu cho đến tháng ba âm lịch thì hết mùa rêu. Rêu chỉ sống khoảng một tuần, tức là đến mùa rêu mọc được 3-4 ngày thì phải ra vớt ngay. Khi ấy rêu mọc tốt nhất và non. Nếu thu hoạch chậm thì rêu sẽ chuyển sang màu trắng và không dùng làm thức ăn được.

Rêu đá thường mọc ở các con suối lớn hoặc chân thác nơi có nguồn nước chảy xiết, có những tảng đá to. Ảnh: vietnamnet.vn
Rêu đá thường mọc ở các con suối lớn hoặc chân thác nơi có nguồn nước chảy xiết, có những tảng đá to. Ảnh: vietnamnet.vn

Quá trình sơ chế rêu cũng khá kỳ công. Sau khi thu hoạch rêu từ suối, người dân thường dùng chày gỗ, khúc gỗ hoặc chuôi dao để đập rêu nhiều lần trên mặt tảng đá to, sạch hay trên mặt thớt cứng. Sau đó nhặt sạch sỏi đá lẫn trong rêu rồi dùng rổ, rá để đãi sạch sạn cát. Cuối cùng là công đoạn "giặt rêu". Rêu được thả vào những chậu nước lớn. Người dân dùng tay vò qua lại giống động tác giặt quần áo để giũ sạch nhớt còn sót lại nám ở rêu. "Giặt" qua nhiều lần nước xong, rêu được vắt ráo nước, túm lại thành từng nắm chắc nịch. Rêu thu hoạch theo mùa nên ngoài chế biến ngay, người dân còn phơi khô rêu để ăn dần.

Rêu là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn ngon như rêu nướng, canh rêu, rêu xào tỏi, nộm rêu... Mỗi món lại có cách chế biến khác nhau, mang đến những hương vị đặc trưng riêng.

Rêu đá được rửa sạch và sơ chế. Ảnh: vietnamnet.vn
Rêu đá được rửa sạch và sơ chế. Ảnh: vietnamnet.vn

Canh rêu đá: Rêu sau khi sơ chế sạch sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, thả vào nước luộc gà hoặc xương hầm. Lúc chín tới, mùi rêu kết hợp với nước hầm tạo nên hương thơm hấp dẫn.

Rêu đá nộm: Rêu non được làm sạch, cho vào chõ đồ cho chín tới rồi trộn cùng các gia vị như gừng, mùi, mắc khén, muối, bột ngọt... Người thích ăn cay có thể cho thêm ớt nướng giã nhỏ.

Rêu đá nướng: Sau khi sơ chế và vắt hết nước, đem rêu tẩm với các gia vị như sả, gừng, ớt bột, hạt dổi, muối… rồi được gói vào lá dong hoặc lá chuối và vùi trong tro nóng, bên trên phủ một lớp than hồng. Khi vùi than cần phủ đều để giữ sao cho rêu chín đều mà không bị cháy. Khi phần vỏ hơi cháy xém là rêu chín, dậy mùi thơm phức. Rêu nướng được dùng để ăn ngay khi nóng hoặc ăn kèm với cá suối nướng, thịt lợn, thịt gà…

Rêu đá nướng. Ảnh: vnexpress.net
Rêu đá nướng. Ảnh: vnexpress.net

Theo kinh nghiệm dân gian, rêu đá có tính thanh mát nên có thể trị mụn nhọt, sốt rét, phòng hàn. Rêu đá chủ yếu là chất xơ, có tác dụng giảm mỡ trong máu, thích hợp cho những người muốn giảm cân. Ngoài ra, nếu ăn rêu đá vùi than thường xuyên giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, hạ huyết áp và nhiều chứng bệnh mãn tính khác.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Bất an vì món nợ “trên trời rơi xuống”

Quang Hiệp |

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn Quảng Trị bỗng nhiên nhận được hàng chục tin nhắn, cuộc gọi đòi nợ hằng ngày. Ngoài chửi rủa, đe dọa, một số người còn bị các đối tượng không quen biết lấy hình ảnh, thông tin cá nhân đi bêu rếu khắp nơi nên rất hoang mang, lo lắng.

10 món ăn đường phố Việt Nam ngon nhất do CNN bình chọn

PV |

Đây là 10 món ăn đường phố ở Việt Nam mà CNN đã lựa chọn để giới thiệu với du khách nước ngoài. Cùng tìm hiểu xem những món đó là gì?

Món quê khoái khẩu

Phạm Xuân Dũng |

Mấy đứa cháu đi làm xa quê ở phương Nam buổi tối nào rảnh cứ trò chuyện qua zalo với ngoài nhà. Tết đến nhớ nhà muốn về quê thì hẳn rồi. Nhưng một trong những câu các anh chàng hay nói là nhớ món quê nhà.

Mừa bơ đến rồi, tham khảo một số món "da đẹp, dáng xinh" từ quả bơ cho chị em

Thanh Mai |

Dưới đây sẽ là một món ngon chế biến từ bơ bạn nên thử một lần.