Tập huấn kết nối di sản Lễ hội Mừng lúa mới của người Vân Kiều tại xã Hướng Phùng

Thanh Huyền - Bảo Phú |

Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 10 năm 2022, tại xã Hướng Phùng, Cục Di sản - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Hướng Hóa tổ chức lớp tập huấn kết nối di sản “Lễ hội mừng lúa mới” của người Vân Kiều.

Lễ mừng lúa mới hay còn gọi là Tết cơm mới và Tết Hạ Nguyên, là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Lễ mừng lúa mới đối với người dân tộc thiểu số cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh vậy.
Lễ mừng lúa mới hay còn gọi là Tết cơm mới và Tết Hạ Nguyên, là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Lễ mừng lúa mới đối với người dân tộc thiểu số cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh vậy.

Tham gia lớp tập huấn có 35 nghệ nhân là người thành thạo quy trình thực hiện lễ cúng lúa mới của người Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng.

Trong thời gian 2 ngày, các nghệ nhân đã được giảng viên Cục Di sản giới thiệu mô hình kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng “Lễ hội mừng lúa mới” của người Vân Kiều ở 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

Lễ cúng được tổ chức hàng năm, với mục đích mừng mùa màng thuận lợi và để cúng tạ các vị thần đã giúp dân làng được mùa. Tùy theo từng dân tộc, các tổ chức sẽ có những đặc điểm riêng khác nhưng điểm chung thường thấy là các lễ hiến tế, ăn cơm mới…
Lễ cúng được tổ chức hàng năm, với mục đích mừng mùa màng thuận lợi và để cúng tạ các vị thần đã giúp dân làng được mùa. Tùy theo từng dân tộc, các tổ chức sẽ có những đặc điểm riêng khác nhưng điểm chung thường thấy là các lễ hiến tế, ăn cơm mới…

Đồng thời truyền đạt đến các nghệ nhân một số nội dung quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản lễ hội Mừng lúa mới, như: Nâng cao năng lực, quản lý, điều hành của cán bộ ở địa phương trong việc bảo tồn di sản văn hóa; kỹ năng sử dụng các thiết bị thông minh để thực hiện sưu tầm, lưu giữ nguồn tư liệu về di sản; cách kể những câu chuyện văn hóa của dân tộc mình để chia sẻ rộng rãi về bản sắc văn hóa dân tộc...

Qua đó khơi dậy lòng tự hào cũng như ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc, đặc biệt là lễ hội Mừng lúa mới của bà con dân tộc Vân Kiều; định hướng kết nối việc bảo tồn bản sắc văn hóa với phát triển du lịch dựa vào di sản của cộng đồng.

Trong dịp này Cục Di sản- Bộ VHTT&DL đã trao tặng 10 triệu đồng hỗ trợ bà con thôn Chênh Vênh phục dựng lễ hội Mừng lúa mới.

Mới đây khu rừng hơn 600ha của thôn Chênh Vênh đã được Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Stewardship Council - FSC) - một tổ chức phi chính phủ có quy mô toàn cầu đặt trụ sở tại Đức - cấp chứng chỉ chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.
Thôn Chênh Vênh cũng là nơi thường xuyên được lựa chọn để tổ chức những hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc và là địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Hướng Hóa.

Những điểm thu hút của Lễ hội hoa tam giác mạch 2022

PV |

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII năm 2022 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 26/11/2022 tại huyện Đồng Văn với nhiều hoạt động đặc sắc. Tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh đang chuẩn bị trồng gần 400 ha hoa tam giác mạch để hoa nở kéo dài từ khoảng trung tuần tháng 10 cho đến hết tháng 12, thời điểm hoa nở rộ nhất sẽ vào đúng dịp lễ hội.

Khảo sát phục dựng lễ hội của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Thanh Huyền |

Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) vừa có buổi làm việc với xã Hướng Sơn và xã Lìa để xây dựng kế hoạch phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào Pa Kô và Vân Kiều trên địa bàn.

Những lễ hội tiêu biểu Việt Nam - Lào - Thái Lan

Thanh Hồ |

Giỗ Tổ Hùng Vương ở Việt Nam còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ. Đây được xem là ngày hội truyền thống của người Việt Nam trong và ngoài nước, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Đền Hùng (Phú Thọ) nhằm tưởng nhớ công lao lập nước của các vị vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện sự gắn bó của cộng đồng, khẳng định dân tộc Việt Nam có chung một cội nguồn. Ở Việt Nam còn nhiều lễ hội như: Hội đền Trần (Nam Định), Lễ hội Hoa Lư (Ninh Bình), Hội chùa Hương (Hà Nội)...

Thanh Hóa: Khai mạc lễ hội Lam Kinh kỷ niệm 604 năm khởi nghĩa Lam Sơn

Hoa Mai |

Lễ hội Lam Kinh được duy trì như một truyền thống tốt đẹp, thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với những bậc tiền nhân đã có công chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương đất nước.