Tháng 3 hoa gạo đỏ rực giữa lòng Hà Nội

Phan Loan - Trần Tuấn |

Hoa gạo thường gắn liền với khung cảnh những miền quê êm đềm. Thế nhưng giữa nội thành Hà Nội, người ta vẫn có thể bắt gặp những cây gạo bung nở đỏ cả góc phố.

Mỗi độ tháng 3 về, khung cảnh thành thị ở Hà Nội như được khoác lên một tấm áo mới bởi sắc đỏ hoa gạo. Tuy số lượng cây gạo rất ít, những cây đơn lẻ nằm trong các khu dân cư nhưng nhờ chiều cao nổi bật giữa những loài cây khác nên vẫn khoe sắc kiều diễm với người dân Thủ đô.
Mỗi độ tháng 3 về, khung cảnh thành thị ở Hà Nội như được khoác lên một tấm áo mới bởi sắc đỏ hoa gạo. Tuy số lượng cây gạo rất ít, những cây đơn lẻ nằm trong các khu dân cư nhưng nhờ chiều cao nổi bật giữa những loài cây khác nên vẫn khoe sắc kiều diễm với người dân Thủ đô.
Người dân Hà Nội có thể ngắm nhìn hoa gạo tại các con phố Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, ngã ba Giải Phóng - Phương Mai, Trường THPT Trần Phú,... Đi từ xa, người dân đã có thể nhìn thấy sắc đỏ rực rỡ nổi bật trên nền trời, dưới nắng xuân. Nhiều người thường thích thú nhặt những bông gạo rơi xuống đường để chụp ảnh. Trong ảnh là gốc gạo cổ thụ trong khuôn viên Nhà khách Quân đội.
Người dân Hà Nội có thể ngắm nhìn hoa gạo tại các con phố Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, ngã ba Giải Phóng - Phương Mai, Trường THPT Trần Phú,... Đi từ xa, người dân đã có thể nhìn thấy sắc đỏ rực rỡ nổi bật trên nền trời, dưới nắng xuân. Nhiều người thường thích thú nhặt những bông gạo rơi xuống đường để chụp ảnh. Trong ảnh là gốc gạo cổ thụ trong khuôn viên Nhà khách Quân đội.
Cây gạo cổ thụ nằm ở giữa 2 con phố Tràng Tiền và Trần Khánh Dư, trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những cây lớn nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Cây gạo cổ thụ nằm ở giữa 2 con phố Tràng Tiền và Trần Khánh Dư, trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những cây lớn nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Cây hoa gạo là một biểu tượng gắn liền với những ký ức tuổi thơ in sâu trong tâm trí rất nhiều người.
Cây hoa gạo là một biểu tượng gắn liền với những ký ức tuổi thơ in sâu trong tâm trí rất nhiều người.
Ở các vùng quê Bắc Bộ, cây gạo được trồng đầu làng. Bên những thửa ruộng, gốc gạo là nơi các cô bác nông dân nghỉ chân uống nước sau một ngày làm đồng mệt mỏi.
Ở các vùng quê Bắc Bộ, cây gạo được trồng đầu làng. Bên những thửa ruộng, gốc gạo là nơi các cô bác nông dân nghỉ chân uống nước sau một ngày làm đồng mệt mỏi
Dân gian có câu “Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn“. Nghĩa là khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè.
Dân gian có câu “Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn“. Nghĩa là khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè.
Gốc gạo nằm ở ngã ba Giải Phóng giao với Phương Mai. Chẳng phải đi đâu xa mà vẫn có thể ngắm nhìn những gốc gạo cổ thụ ngay giữa lòng Hà Nội.
Gốc gạo nằm ở ngã ba Giải Phóng giao với Phương Mai. Chẳng phải đi đâu xa mà vẫn có thể ngắm nhìn những gốc gạo cổ thụ ngay giữa lòng Hà Nội.
Chị Trần Thu Trang (37 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày nào đón con đi học về qua con đường Trần Khánh Dư cũng nhìn ngắm cây hoa gạo. Hôm nay thấy vắng người mới bảo con vào chụp cho mẹ mấy cái ảnh để đăng Facebook”.
Chị Trần Thu Trang (37 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày nào đón con đi học về qua con đường Trần Khánh Dư cũng nhìn ngắm cây hoa gạo. Hôm nay thấy vắng người mới bảo con vào chụp cho mẹ mấy cái ảnh để đăng Facebook”.
Anh Trịnh Anh Tuấn (40 tuổi, làm nghề shipper ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) năm nào vào dịp này cũng ghé qua Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để chụp ảnh và nhặt về mấy bông hoa gạo.
Anh Trịnh Anh Tuấn (40 tuổi, làm nghề shipper ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) năm nào vào dịp này cũng ghé qua Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để chụp ảnh và nhặt về mấy bông hoa gạo.
Cành gạo khoe sắc thắm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Cành gạo khoe sắc thắm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Theo truyền thuyết dân gian, màu đỏ của hoa gạo là do người con gái hóa thân thành để người yêu thấy cô ấy luôn rực rỡ.
Theo truyền thuyết dân gian, màu đỏ của hoa gạo là do người con gái hóa thân thành để người yêu thấy cô ấy luôn rực rỡ.
Hoa gạo tượng trưng cho một tình yêu chân thành với cảm xúc đầy mạnh mẽ.
Hoa gạo tượng trưng cho một tình yêu chân thành với cảm xúc đầy mạnh mẽ.

“Đi học xa nhà, mỗi lần lái xe qua mấy con phố thấy thấp thoáng màu đỏ hoa gạo là tôi lại có cảm giác vô cùng thân quen. Nó gợi cho tôi cảm giác nhớ quê hương, nhớ những chiều cùng bà đi nhặt hoa gạo“, bạn Chu Linh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ.
“Đi học xa nhà, mỗi lần lái xe qua mấy con phố thấy thấp thoáng màu đỏ hoa gạo là tôi lại có cảm giác vô cùng thân quen. Nó gợi cho tôi cảm giác nhớ quê hương, nhớ những chiều cùng bà đi nhặt hoa gạo“, bạn Chu Linh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ.
Ông Sjin (65 tuổi, nhiếp ảnh gia người Hàn Quốc) cho biết ở Hàn Quốc không có loài hoa này, khi nhìn thấy nó ở trên đường phố Việt Nam thì cảm thấy vô cùng thích thú, liền muốn vào chụp ảnh.
Ông Sjin (65 tuổi, nhiếp ảnh gia người Hàn Quốc) cho biết ở Hàn Quốc không có loài hoa này, khi nhìn thấy nó ở trên đường phố Việt Nam thì cảm thấy vô cùng thích thú, liền muốn vào chụp ảnh.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Cột điện, gốc cây 'nở hoa' trên phố phường Thủ đô ngày 8/3

Hiền Anh |

Hình ảnh nhiều cột đèn, cột điện, gốc cây ở Hà Nội 'nở hoa' trong ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 khiến người dân bất ngờ và thích thú.

Ngập tràn sắc hoa giấy nơi biên cương Lao Bảo

Thiên Sơn |

Cứ đến mùa xuân, hoa giấy lại đâm chồi nảy lộc, khoe sắc rực rỡ trên các tuyến đường tại thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) khoác lên chiếc áo mới đầy sức sống cho phố núi nơi biên cương.

Hoa ban nở trắng núi rừng Điện Biên

Vũ Lợi |

Những ngày này, hoa ban nở trắng núi rừng Điện Biên và tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Vẻ đẹp trong trắng, thuần khiết của loài hoa này dễ làm say đắm lòng người.

Tháng Ba hoa xoan nở

Thiên Sơn |

Một tháng Ba nữa lại về, xen giữa màu xanh tươi của chồi lá, những bông hoa xoan cũng đang dịu dàng khoe sắc một góc trời ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Loài hoa trắng pha sắc tím với mùi hương dịu nhẹ, cuốn hút lòng người...