Tiếp nhận nhiều hiện vật lịch sử từ Mỹ nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

PV |

Không chỉ trao trả, tiếp nhận 10 hiện vật quý có giá trị sử, hai bên cũng xây dựng các quy chế nhằm tạo điều kiện hồi hương thuận lợi cho các hiện vật, cổ vật trong tương lai.

Sáng 18/11, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) đã diễn ra lễ tiếp nhận 10 hiện vật do Đại sứ quán Mỹ trao trả cho Việt Nam.

Đáng chú ý, loạt hiện vật có niên đại lâu đời, đa dạng, nằm trong số hàng ngàn đồ vật/hiện vật lịch sử đã được phía Mỹ thu hồi từ sự sở hữu bất hợp pháp của một công dân nước này trước đó.

Đại diện của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Hợp tác Quốc tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chụp ảnh cùng Tham tán Văn hóa thông tin của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Đại diện của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Hợp tác Quốc tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chụp ảnh cùng Tham tán Văn hóa thông tin của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Các hiện vật gồm 1 rìu đá hậu Kỳ Đá, 4 hiện vật văn hóa Đông Sơn (gồm 3 rìu đồng và 1 nồi gốm), 3 tượng cá sấu đá thế kỷ 1-2 sau Công Nguyên và 2 tẩu đồng từ thế kỷ 17-18.

Hành trình phát hiện những hiện vật này bắt đầu từ năm 2013, khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ - FBI mở cuộc điều tra tại bang Indianna và phát hiện công dân Donald Miller (hiện đã qua đời) lưu giữ trái phép nhiều bộ sưu tập cổ vật lớn, hài cốt của gần 500 người Mỹ bản địa và người nước ngoài. Ông này tự xưng mình là nhà từ thiện và nhà khảo cổ nghiệp dư.

Tới năm 2014, FBI đã tiến hành thu hồi 7.000 hiện vật mà họ tìm được. Công dân Donald Miller sau đó cũng đã từ bỏ quyền sở hữu những đồ vật này, hợp tác với FBI nhằm trả lại chủ sở hữu hợp pháp.

Ngày 27/2/2019, phía FBI đưa ra thông cáo báo chí thể hiện mong muốn trao trả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp về đúng nơi đồng thời kêu gọi chính phủ nước ngoài liên hệ, cử chuyên gia giám định liên hệ với FBI.

Sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tiếp nhận thông tin và thông báo về cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 6/5/2022, Cục Hợp tác Quốc tế đã gửi thông tin khẳng định cơ quan này có quyền tiếp nhận các cổ vật trên theo đúng quy định.

Trong tháng 8/2022, các hiện vật đã được tiếp nhận qua Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Vụ Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao Việt Nam) để trực tiếp mang về, bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tiếp nhận, lưu giữ và hoàn thiện hồ sơ khoa học để nghiên cứu, lập kế hoạch phát huy giá trị các hiện vật.

Có mặt tại sự kiện trao trả, đại diện phía Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam - Tham tán Văn hóa, thông tin Pamnella DeVolder khẳng định đây là những hiện vật vô giá và là di sản văn hóa của Việt Nam. Phía Mỹ rất tự hào khi có được sự hợp tác tốt đẹp với chính quyền Việt Nam để có thể trao trả hiện vật một cách an toàn, về đúng nơi của nó.

"Tôi đã trao đổi với nhà lãnh đạo tại Việt Nam về việc tạo một thỏa thuận chính thức giữa hai nước. Việt Nam đang xây dựng một danh mục các hiện vật mong muốn nhận lại, còn chúng tôi sẽ cung cấp danh mục ấy cho lực lượng thực thi pháp luật, các viên chức hải quan... Nếu thấy những đồ vật này, họ sẽ nhận ra đó là đồ vật bị đưa trái phép vào Mỹ và liên hệ chính quyền Việt Nam ngay lập tức để trả lại, như vậy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn những chuyến hồi hương hiện vật như thế," bà Pamnella Devolder nói.

10 hiện vật cổ do phía Mỹ trao trả cho Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
10 hiện vật cổ do phía Mỹ trao trả cho Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Song song với việc thành lập danh mục nói trên, Tiến sỹ Phạm Quốc Quân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia nhận định phía Việt Nam cũng phải dựa vào cơ sở pháp lý của quốc tế, Việt Nam và các nước sở tại để đảm bảo sự hồi hương mang tính ngoại giao và ý nghĩa lớn.

"Để lập danh sách như thế, chúng ta phải có hướng tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, xác định rõ đó là các vật thuộc sưu tập tư nhân hay như thế nào, ở ngoài hay trong nước..., như vậy chúng ta sẽ có cơ sở để làm việc với các quốc gia đang lưu trữ. Đây cũng là cách để thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc chứng minh bề dày lịch sử và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc của mình," ông Phạm Quốc Quân nói thêm.

Cũng trong sáng 18/11/2022, cuộc trưng bày chuyên đề "Từ nhà Bác Cổ đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia" đã được khai mạc. Đây được đánh giá là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa.

Triển lãm bao gồm ba nội dung: Lịch sử hình thành nhà Bác Cổ, hành trình từ nhà Bác Cổ thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và chặng đường mới của bảo tàng này. Sự kiện này là một tromng những hoạt động thiết thực chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), vừa nhằm kỷ niệm 90 năm ngày khánh thành công trình tòa nhà bảo tàng (1932-2022).

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Khai mạc Festival Tràng An kết nối di sản-Ninh Bình năm 2022

Hải Yến |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Festival Tràng An kết nối di sản đã góp phần xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc, sáng tạo của tỉnh Ninh Bình trên nền tảng các giá trị văn hóa căn cốt của dân tộc.

Thưởng lãm di sản Thành cổ Sơn Tây từ khinh khí cầu

PV |

Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội( và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Sơn Tây 2022 tại Sân vận động thị xã, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập Thành cổ Sơn Tây.

Tập huấn kết nối di sản Lễ hội Mừng lúa mới của người Vân Kiều tại xã Hướng Phùng

Thanh Huyền - Bảo Phú |

Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 10 năm 2022, tại xã Hướng Phùng, Cục Di sản - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Hướng Hóa tổ chức lớp tập huấn kết nối di sản “Lễ hội mừng lúa mới” của người Vân Kiều.

Đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - công trình khởi phát cho việc tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Chúa Nguyễn Hoàng trên đất Quảng Trị

C.N |

Ông Nguyễn Thành Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết, công trình Đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ khởi phát cho các chuỗi sự kiện diễn ra trong năm 2023...