Tục cúng tất niên của người Quảng Trị

Trần Tuyền |

Theo tiếng Hán, “tất” nghĩa là xong, “niên” là năm. Tất niên là kết thúc của một năm cũ để bước sang năm mới. Đối với người Việt Nam nói chung, người Quảng Trị nói riêng, những ngày cuối năm âm lịch là thời gian để mọi nhà chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên chia tay năm cũ, đón chào năm mới với nhiều điều may mắn. Tục cúng tất niên còn thể hiện nét đẹp văn hóa, nếp sống tâm linh của người Việt Nam, đồng thời là dịp để gắn kết các thành viên trong gia đình.


Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm âm lịch, ai nấy đều tất bật thu xếp công việc để trở về nhà chuẩn bị lễ cúng gia tiên, trong đó có mâm cúng tất niên nhằm đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chuẩn bị bước sang một năm mới. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, lễ cúng tất niên được thực hiện vào thời gian khác nhau và cách thức cúng cũng không giống nhau.

Ông Khổng Trung, trưởng dòng họ Khổng ở làng Phương Lang, thôn Phương Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng cho hay, trong lối sống của người Việt rất xem trọng văn hóa truyền thống. Trong văn hóa truyền thống có văn hóa làng xã. Trong văn hóa làng xã có văn hóa thờ cúng và lễ cúng tất niên là một trong những mỹ tục được người dân lưu giữ, phát huy từ xa xưa cho đến ngày nay. Mặc dù trải qua thời gian, lễ cúng tất niên của người dân làng Phương Lang có chút thay đổi cho phù hợp với thời cuộc, song những nét chính vẫn được giữ gìn.

Bàn thờ được bày biện trang nghiêm khi cúng tất niên -Ảnh: T.T
Bàn thờ được bày biện trang nghiêm khi cúng tất niên -Ảnh: T.T

Người làng Phương Lang thuở xưa thường cúng tất niên vào ngày 29 - 30 tháng Chạp. Song, hiện nay các gia đình cúng tất niên từ sau ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp). Sau ngày này, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình mà sắp xếp thời gian hợp lý để làm mâm cơm cúng ông bà tiên tổ. “khoảng 20 năm về trước, đời sống người dân nhìn chung còn nghèo khó. Vì thế nên mâm cơm cúng tất niên cũng giản đơn như bữa cơm hằng ngày nhưng được bày biện tươm tất hơn. Hiện nay, đời sống khấm khá nên mâm cơm cúng tất niên cũng vì thế mà đủ đầy với nhiều món, vật phẩm khác nhau, tùy theo mỗi gia đình. Mục đích của lễ cúng tất niên là để thông báo với ông bà tổ tiên những gì con cháu đã làm được trong năm qua và cầu mong ông bà phù hộ độ trì cho con cháu năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc”, ông Trung nói.

Theo phong tục của người làng Phương Lang, lễ cúng tất niên thường được thực hiện vào buổi chiều, từ sau 15 giờ trở đi. Bởi vì lúc này phần khí dương giảm dần, nhường phần cho khí âm. Tục cúng tất niên được gia chủ làm tách biệt thành hai lễ. Lễ đầu cúng gia tiên ở bàn thờ trong nhà. Trước lễ cúng, bàn thờ phải được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất. Tùy theo tín ngưỡng của từng gia đình mà chọn cách sắp xếp, bày trí bàn thờ cho phù hợp, trang nghiêm và ấm cúng. Lễ sau cúng trời, đất, thánh thần, vong linh cô hồn vãng lai ở khoảng sân trước nhà.

Lễ cúng ngoài trời thường được bố trí từ 2 - 3 mâm. Mâm thượng cúng trời, đất, thánh thần. Mâm trung cúng những vong linh có chức sắc, địa vị. Mâm hạ cúng cô hồn vãng lai. Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ mà tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, phải thể hiện được tấm lòng của gia chủ đối với trời, đất, thánh thần, “người khuất mặt, khuất mày” đã phù hộ bình an cho gia đình một năm qua.

Những thứ không thể thiếu trong lễ cúng là hương, đèn, nước, trầu cau. Trong đó, hương tượng trưng cho tinh tú, là sự nối kết giữa âm và dương. Sau khi bày biện mâm cỗ, người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà sẽ thắp hương, đọc văn khấn với nội dung chính là mời thần linh, ông bà gia tiên về đón Tết cùng gia đình.

Không giống như làng Phương Lang, người dân làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh tách riêng mâm cúng gia tiên và lễ cúng tất niên. Ông Nguyễn Xuân Nhật, một bậc cao niên trong làng nói rằng, người làng Tùng Luật thường làm mâm cơm cúng gia tiên với tên gọi là cúng cuối năm, sau đó mới làm lễ cúng tất niên dành cho trời, đất, thánh thần. Lễ cúng tất niên được tiến hành từ ngày 10 tháng Chạp trở đi với ý nghĩa cầu mong trời, đất, thần linh phù hộ, độ trì cho gia đình khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc.

Ngoài lễ cúng trời, đất, thánh thần đặt ở khoảng sân phía trước nhà, người làng Tùng Luật còn làm một lễ cúng tương tự ở ngoài đường. Mâm cúng ngoài đường có thể của một gia đình hoặc nhiều gia đình cùng nhau đóng góp. Hai lễ cúng này đều được bày trí, sắp xếp tương đồng với 3 mâm: thượng - trung - hạ. Mâm thượng cúng trời, đất và các vị thần linh. Mâm trung và mâm hạ cúng những vong linh, cô hồn vãng lai. Về vật phẩm, mâm thượng phải có một con gà trống; mâm trung cúng đồ chay; mâm hạ cúng xôi, thịt, cá... Mâm cúng có đủ các vị, các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hằng ngày. Trước là để cúng thần linh, sau là cấp cho con cháu trong nhà cùng hưởng lộc.

Mặc dù lễ cúng, thời gian cúng ở mỗi nơi trong tỉnh có thể khác nhau nhưng mục đích, ý nghĩa chung của tục cúng tất niên thì giống nhau. Ngoài ý nghĩa thông báo với thần linh, gia tiên về kết quả đã đạt được trong năm cũ đã qua, cầu mong được phù hộ, độ trì trong năm mới, thì lễ cúng tất niên còn là dịp để gắn kết các thành viên trong gia đình. Dù ở nơi đâu, làm công việc gì thì mỗi khi đến dịp cuối năm con cháu ở xa hay bận rộn với gánh nặng mưu sinh đều thu xếp thời gian để trở về bên gia đình cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên.

Hầu hết, lễ cúng tất niên không chỉ gói gọn trong gia đình mà gia chủ có thể mời thêm anh em, họ hàng, bằng hữu cùng đến chung vui, sum vầy bên mâm cơm đầm ấm. Các chi, phái, dòng họ cũng đều tổ chức cúng tất niên để tiễn biệt năm cũ, đón chào năm mới. Còn đối với làng Tùng Luật, lễ cúng tất niên không chỉ gói gọn trong gia đình, dòng họ mà được cách tân, đổi mới. Ông Nguyễn Xuân Nhật kể: “Vài năm trở lại đây, người dân làng Tùng Luật sau khi cúng tất niên trong gia đình còn tổ chức cúng chung với xóm làng.

Như gia đình tôi, sau khi cúng tại nhà sẽ cúng tất niên tại đường làng, tại xóm. Nếu những gia đình ở cùng đường hoặc cùng xóm chung nhau tổ chức lễ cúng thì người cao tuổi, có uy tín trong tuyến đường, xóm sẽ đứng ra cúng, đọc văn khấn. Những lễ cúng tất niên như vậy không chỉ gắn kết con cháu trong gia đình mà còn thắt chặt tình làng, nghĩa xóm với nhau. Nhiều người quanh năm bận rộn làm ăn, buôn bán thì tất niên là dịp để gặp gỡ, giao lưu, tâm tình, chia sẻ với nhau những điều hay lẽ phải, những khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống”.

Lễ cúng tất niên là một mỹ tục, có nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để mọi người cùng hướng đến năm mới nhiều may mắn với những lời chúc tốt đẹp.

Trần Tuyền

Bàn thờ được bày biện trang nghiêm khi cúng tất niên -Ảnh: T.T

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm âm lịch, ai nấy đều tất bật thu xếp công việc để trở về nhà chuẩn bị lễ cúng gia tiên, trong đó có mâm cúng tất niên nhằm đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chuẩn bị bước sang một năm mới. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, lễ cúng tất niên được thực hiện vào thời gian khác nhau và cách thức cúng cũng không giống nhau.

Ông Khổng Trung, trưởng dòng họ Khổng ở làng Phương Lang, thôn Phương Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng cho hay, trong lối sống của người Việt rất xem trọng văn hóa truyền thống. Trong văn hóa truyền thống có văn hóa làng xã. Trong văn hóa làng xã có văn hóa thờ cúng và lễ cúng tất niên là một trong những mỹ tục được người dân lưu giữ, phát huy từ xa xưa cho đến ngày nay. Mặc dù trải qua thời gian, lễ cúng tất niên của người dân làng Phương Lang có chút thay đổi cho phù hợp với thời cuộc, song những nét chính vẫn được giữ gìn.

Người làng Phương Lang thuở xưa thường cúng tất niên vào ngày 29 - 30 tháng Chạp. Song, hiện nay các gia đình cúng tất niên từ sau ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp). Sau ngày này, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình mà sắp xếp thời gian hợp lý để làm mâm cơm cúng ông bà tiên tổ. “khoảng 20 năm về trước, đời sống người dân nhìn chung còn nghèo khó. Vì thế nên mâm cơm cúng tất niên cũng giản đơn như bữa cơm hằng ngày nhưng được bày biện tươm tất hơn. Hiện nay, đời sống khấm khá nên mâm cơm cúng tất niên cũng vì thế mà đủ đầy với nhiều món, vật phẩm khác nhau, tùy theo mỗi gia đình. Mục đích của lễ cúng tất niên là để thông báo với ông bà tổ tiên những gì con cháu đã làm được trong năm qua và cầu mong ông bà phù hộ độ trì cho con cháu năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc”, ông Trung nói.

Theo phong tục của người làng Phương Lang, lễ cúng tất niên thường được thực hiện vào buổi chiều, từ sau 15 giờ trở đi. Bởi vì lúc này phần khí dương giảm dần, nhường phần cho khí âm. Tục cúng tất niên được gia chủ làm tách biệt thành hai lễ. Lễ đầu cúng gia tiên ở bàn thờ trong nhà. Trước lễ cúng, bàn thờ phải được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất. Tùy theo tín ngưỡng của từng gia đình mà chọn cách sắp xếp, bày trí bàn thờ cho phù hợp, trang nghiêm và ấm cúng. Lễ sau cúng trời, đất, thánh thần, vong linh cô hồn vãng lai ở khoảng sân trước nhà.

Lễ cúng ngoài trời thường được bố trí từ 2 - 3 mâm. Mâm thượng cúng trời, đất, thánh thần. Mâm trung cúng những vong linh có chức sắc, địa vị. Mâm hạ cúng cô hồn vãng lai. Mâm cỗ không cần quá cầu kỳ mà tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, phải thể hiện được tấm lòng của gia chủ đối với trời, đất, thánh thần, “người khuất mặt, khuất mày” đã phù hộ bình an cho gia đình một năm qua.

Những thứ không thể thiếu trong lễ cúng là hương, đèn, nước, trầu cau. Trong đó, hương tượng trưng cho tinh tú, là sự nối kết giữa âm và dương. Sau khi bày biện mâm cỗ, người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà sẽ thắp hương, đọc văn khấn với nội dung chính là mời thần linh, ông bà gia tiên về đón Tết cùng gia đình.

Không giống như làng Phương Lang, người dân làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh tách riêng mâm cúng gia tiên và lễ cúng tất niên. Ông Nguyễn Xuân Nhật, một bậc cao niên trong làng nói rằng, người làng Tùng Luật thường làm mâm cơm cúng gia tiên với tên gọi là cúng cuối năm, sau đó mới làm lễ cúng tất niên dành cho trời, đất, thánh thần. Lễ cúng tất niên được tiến hành từ ngày 10 tháng Chạp trở đi với ý nghĩa cầu mong trời, đất, thần linh phù hộ, độ trì cho gia đình khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc.

Ngoài lễ cúng trời, đất, thánh thần đặt ở khoảng sân phía trước nhà, người làng Tùng Luật còn làm một lễ cúng tương tự ở ngoài đường. Mâm cúng ngoài đường có thể của một gia đình hoặc nhiều gia đình cùng nhau đóng góp. Hai lễ cúng này đều được bày trí, sắp xếp tương đồng với 3 mâm: thượng - trung - hạ. Mâm thượng cúng trời, đất và các vị thần linh. Mâm trung và mâm hạ cúng những vong linh, cô hồn vãng lai. Về vật phẩm, mâm thượng phải có một con gà trống; mâm trung cúng đồ chay; mâm hạ cúng xôi, thịt, cá... Mâm cúng có đủ các vị, các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hằng ngày. Trước là để cúng thần linh, sau là cấp cho con cháu trong nhà cùng hưởng lộc.

Mặc dù lễ cúng, thời gian cúng ở mỗi nơi trong tỉnh có thể khác nhau nhưng mục đích, ý nghĩa chung của tục cúng tất niên thì giống nhau. Ngoài ý nghĩa thông báo với thần linh, gia tiên về kết quả đã đạt được trong năm cũ đã qua, cầu mong được phù hộ, độ trì trong năm mới, thì lễ cúng tất niên còn là dịp để gắn kết các thành viên trong gia đình. Dù ở nơi đâu, làm công việc gì thì mỗi khi đến dịp cuối năm con cháu ở xa hay bận rộn với gánh nặng mưu sinh đều thu xếp thời gian để trở về bên gia đình cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên.

Hầu hết, lễ cúng tất niên không chỉ gói gọn trong gia đình mà gia chủ có thể mời thêm anh em, họ hàng, bằng hữu cùng đến chung vui, sum vầy bên mâm cơm đầm ấm. Các chi, phái, dòng họ cũng đều tổ chức cúng tất niên để tiễn biệt năm cũ, đón chào năm mới. Còn đối với làng Tùng Luật, lễ cúng tất niên không chỉ gói gọn trong gia đình, dòng họ mà được cách tân, đổi mới. Ông Nguyễn Xuân Nhật kể: “Vài năm trở lại đây, người dân làng Tùng Luật sau khi cúng tất niên trong gia đình còn tổ chức cúng chung với xóm làng.

Như gia đình tôi, sau khi cúng tại nhà sẽ cúng tất niên tại đường làng, tại xóm. Nếu những gia đình ở cùng đường hoặc cùng xóm chung nhau tổ chức lễ cúng thì người cao tuổi, có uy tín trong tuyến đường, xóm sẽ đứng ra cúng, đọc văn khấn. Những lễ cúng tất niên như vậy không chỉ gắn kết con cháu trong gia đình mà còn thắt chặt tình làng, nghĩa xóm với nhau. Nhiều người quanh năm bận rộn làm ăn, buôn bán thì tất niên là dịp để gặp gỡ, giao lưu, tâm tình, chia sẻ với nhau những điều hay lẽ phải, những khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống”.

Lễ cúng tất niên là một mỹ tục, có nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để mọi người cùng hướng đến năm mới nhiều may mắn với những lời chúc tốt đẹp.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Khi văn học nghệ thuật trở thành tài nguyên du lịch

Minh Anh |

Chưa bao giờ con người lại khát khao khai thác và đánh thức các nguồn tài nguyên mới như hiện nay. Có nguồn tài nguyên khai thác rồi sẽ mất nhưng có nguồn tài nguyên càng khai thác càng giàu và phong phú thêm. Văn học nghệ thuật cũng là một dạng tài nguyên quý báu như thế cần được đánh thức ở Quảng Trị. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đó vẫn chỉ là “tiềm năng trên giấy” cho đến khi tour du lịch văn học đầu tiên về Chế Lan Viên chính thức được ra mắt.

Ra mắt tổ du lịch cộng đồng ở thác Trăng Tà Puồng

Hoàng Táo |

UBND xã Hướng Việt (Hướng Hoá, Quảng Trị) vừa trao quyết định thành lập và ra mắt Tổ quản lý mô hình du lịch cộng đồng thôn Trăng Tà Puồng với 5 thành viên. Tổ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm và tự chủ tài chính.

Sắc màu bánh in Huế

Hà Nguyên - Bảo Phú |

Những ngày giáp tết, làng bánh in ở Quảng Thành (Quảng Điền) lại rộn ràng chạy đua với thời gian để kịp bánh cho dịp Tết Nguyên đán 2023.

Linh vật mèo ở Quảng Trị nhận "cơn mưa" lời khen

Thanh Mai |

Linh vật mèo được làm chủ yếu bằng xốp, bên ngoài phủ một lớp thạch cao và sau đó sơn màu lên.