Xây dựng Huế trở thành xứ sở Hoàng mai Việt Nam

Tường Vi |

Ngày 1/2, tại Công viên Thương Bạc (thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và Hội Hoàng mai Huế tổ chức khai mạc Ngày hội Hoàng mai Huế lần thứ II năm 2024.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, Ngày hội là hoạt động điểm nhấn quan trọng, khởi đầu cho chuỗi hoạt động trong Lễ hội mùa Xuân theo định hướng Festival Bốn mùa. Đây là sự kiện có ý nghĩa, nhằm khôi phục và lan tỏa truyền thống trồng mai, chơi mai cảnh của người dân xứ Huế gắn với các phong trào xanh - sạch - sáng của tỉnh phát động. Sự kiện cũng góp phần bảo tồn và phát triển giống cây Hoàng mai Huế đáp ứng nhu cầu trồng mai tại địa phương, hướng đến thương mại hóa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, ổn định sinh kế cho người trồng mai.

Sự kiện quy tụ gần 400 tác phẩm hoàng mai đặc sắc nhất trên địa bàn tỉnh.
Sự kiện quy tụ gần 400 tác phẩm hoàng mai đặc sắc nhất trên địa bàn tỉnh.

 Diễn ra từ nay đến ngày 7/2, Ngày hội quy tụ gần 400 tác phẩm Hoàng mai đặc sắc nhất của các nghệ nhân tại các Chi hội trên địa bàn. Với nhiều hoạt động phong phú (như: bình chọn, trao giải thưởng cho các tác phẩm Hoàng mai đặc sắc; giao lưu, trao đổi kiến thức, kỹ năng, tay nghề trồng mai; tổ chức đấu giá mai gây quỹ; trao đổi, mua bán sản phẩm Hoàng mai Huế…), Ngày hội góp phần tạo sân chơi ý nghĩa giúp bảo tồn, lưu giữ, phát triển và nâng cao vị thế của giống cây này trong dịp Tết cổ truyền; tạo tiền đề tổ chức định kỳ hàng năm, góp phần hướng đến việc xây dựng Huế trở thành xứ sở Hoàng mai Việt Nam.

Hoàng mai là loài hoa bản địa, đặc hữu của vùng đất Huế.
Hoàng mai là loài hoa bản địa, đặc hữu của vùng đất Huế.


Tại Thừa Thiên - Huế, mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu thường được gọi là Hoàng mai Huế. Mai vàng thường trồng ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân... tạo nên vẻ đẹp sang trọng; trở thành một biểu tượng sắc Xuân của thiên nhiên và con người Huế, đồng thời gắn liền với đời sống thường nhật của người dân địa phương. Với quyết tâm khôi phục truyền thống trồng mai, chơi mai cảnh của người dân Huế, tỉnh đã đưa phong trào “Mai vàng trước ngõ” trở thành phong trào trọng điểm gắn với mô hình “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”, tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái nhân văn truyền thống của vùng đất Cố đô. Với sự đồng hành, hưởng ứng của chính quyền và người dân, một số vườn mai vàng được quy hoạch, trồng đúng giống mai vàng Huế bước đầu đã đem lại kết quả tích cực, hình thành các điểm sản xuất giống Hoàng mai Huế, đáp ứng nhu cầu trồng mai ở địa phương, hướng đến thương mại hóa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý 'Huế' cho sản phẩm hoàng mai.
Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý 'Huế' cho sản phẩm hoàng mai.


Dịp này, Cục Sở hữu trí tuệ đã trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm Hoàng mai của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

(Nguồn: TTXVN)

Ngày mai (01/11/2023) khai trương Khe Sanh Coffee tour

Xanh EWEC |

Tour du lịch trải nghiệm cà phê Khe Sanh sẽ ra mắt vào ngày mai (01/01/2023) tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Ngày mai (24/9), xuống giống trồng cây Osaka và chuông vàng tại xã Tân Liên

Xanh EWEC |

Quỹ Phát triển con đường hoa tỉnh Quảng Trị phối hợp với UBND xã Tân Liên (Hướng Hóa, Quảng Trị) sẽ triển khai trồng hoa Osaka và chuông vàng tại một số tuyến đường trên địa bàn xã vào ngày mai, 24/9/2023.

Ngày mai (16/9/2023) sẽ diễn ra Lễ trao giải cuộc thi viết “Ký ức Khe Sanh”

Xanh EWEC |

16 giờ ngày mai (thứ 7, 16/9/2023) tại thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ trao giải cuộc thi viết “Ký ức Khe Sanh”.

Miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa từ ngày mai

Thanh Mai |

Các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh đầu mùa nên nhiệt độ giảm, thời tiết tạnh ráo.