Xòe Thái đón bằng công nhận của UNESCO với điệu múa của 3.000 người

PV |

Chương trình sẽ diễn ra với hình thức sân khấu thực cảnh do chính đồng bào Thái biểu diễn, đặc biệt là phần kết ấn tượng với màn đại xòe của gần 3.000 người.

Lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ diễn ra ngày 24/9 tại Sân vận động Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Chương trình do Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La đồng tổ chức.

Với chủ đề “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản,” buổi lễ cũng sẽ khởi động Lễ hội Văn hóa Du lịch Mường Lò 2022.

Phối cảnh sân khấu chương trình nghệ thuật tôn vinh xòe Thái. (Ảnh: Newday Media)
Phối cảnh sân khấu chương trình nghệ thuật tôn vinh xòe Thái. (Ảnh: Newday Media)

Tổng đạo diễn chương trình, bà Lê Hải Yến cho biết sau nghi lễ nhận bằng UNESCO, phần hội sẽ được dàn dựng dưới hình thức sân khấu thực cảnh, vừa khai thác được sức quyến rũ của nghệ thuật Xòe Thái, vừa tôn vinh giá trị văn hóa tinh hoa của đồng bào dân tộc Thái ở các vùng Tây Bắc, xứng tầm với sự kiện đón bằng ghi danh của UNESCO.

Chương trình nghệ thuật sẽ giống một thiên sử thi đặc sắc, gồm nhiều đại cảnh công phu, lộng lẫy và hoành tráng, kể với công chúng về lịch sử, con người, văn hoá, đời sống… của người Thái qua 3 chương: “Thiên di - Dựng bản, lập mường”; “Miền di sản” và “Tinh hoa nghệ thuật xòe.”

Điều đặc biệt là chương trình không sử dụng đạo cụ sân khấu thông thường mà dùng các hiện vật tồn tại hàng ngày trong đời sống người Thái như lúa, tre, nông cụ…

“Chúng tôi muốn tạo ra một sân khấu thực cảnh đúng nghĩa. Ngoài 900 diễn viên, 2022 đồng bào Thái, màn trình diễn có sự tham gia của các diễn viên trâu, bò, ngựa… cùng các đạo cụ là đồ dùng của người dân. Màn tái hiện lễ cưới của người Thái rất cầu kỳ, công phu cũng sử dụng trang phục cưới truyền thống và sính lễ thật,” đạo diễn Lê Hải Yến cho biết.

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, tổng đạo diễn cho biết chị có sử dụng công nghệ màn hình chiếu, 3D mapping, đèn chiếu laser hiện đại nhưng tất cả chỉ mang tính bổ trợ cho đêm diễn.

“Chúng tôi không lạm dụng công nghệ vì công nghệ không tạo ra cảm xúc. Chương trình sẽ được dàn dựng chân thật nhất có thể vì tôi tin rằng cảm xúc chỉ có thể tạo ra khi có sự giao cảm giữa con người với con người,” đạo diễn chia sẻ.

Nhạc sỹ Mạnh Tiến, giám đốc âm nhạc của chương trình cho biết 90% thời lượng âm nhạc trong chương trình là các bài hát tiếng Thái với mục đích tôn vinh văn hóa Thái, chỉ có hai ca khúc tiếng Việt là “Chiếc khăn piêu” (Tùng Dương) và “Về Yên Bái múa điệu xoè hoa” (Sèn Hoàng Mỹ Lam). Chương trình có phụ đề tiếng Việt để khán giả hiểu nội dung nghệ thuật.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội diễn ra từ ngày 22/9 đến hết ngày 29/9, bao gồm hoạt động biểu diễn đường phố, triển lãm ảnh “Nghệ thuật Xòe Thái” và “Ảnh đẹp du lịch 8 tỉnh Tây Bắc”, hội chợ sản phẩm OCOP, không gian trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc, festival dù lượn, giải chạy marathon, festival khèn Mông…

Xòe là một loại hình vũ đạo của Việt Nam, với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành trong nghi lễ, văn hóa, đời sống và công việc. Xòe được trình diễn trong các nghi lễ, đám cưới, lễ hội và các hoạt động của cộng đồng.

Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên.

Từ năm 2016, tỉnh Yên Bái và các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật xòe Thái” đệ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 15/12/2021, tại Paris (Pháp), nghệ thuật xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(Nguồn: Ngày Nay)

Thủ tướng đề nghị UNESCO xem xét công nhận thêm một số di sản thế giới tại Việt Nam

PV |

Tiếp Tổng Giám đốc UNESCO, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng phát triển văn hóa, coi văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu, nền tảng tinh thần cho sự phát triển của đất nước, "văn hóa còn là đất nước còn, văn hóa mất là đất nước mất"; đề nghị UNESCO xem xét công nhận thêm một số di sản thế giới tại Việt Nam như Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên liên biên giới Việt – Lào

PV |

“Chính phủ Lào đang nỗ lực xây dựng Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn, trở thành Vườn quốc gia. UNESCO cũng đang xem xét để công nhận Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới Việt – Lào (Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô) đầu tiên ở châu Á, tạo nên quần thể đa dạng sinh học, trung tâm nghiên cứu khoa học, khám phá du lịch… rộng lớn, có giá trị nổi bật toàn cầu” – ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình thông tin với phóng viên Báo Biên phòng

Bộ VHTTDL công bố Danh mục 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Minh Thu |

Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận lần này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian...

Thêm 2 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

PV |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có 2 quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.