“Cá thiêng” của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Lê Minh Hà |

Dòng sông Sê Băng Hiêng, nơi lưu giữ nhiều ký ức chiến tranh cũng là dòng sông nhuốm màu sắc huyền thoại về loại “cá thần” trong chuyện kể của người Vân Kiều dọc dãy Trường Sơn. Trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, vượt đèo Sa Mù bảng lảng sương khói, chúng tôi đến Sê Băng Hiêng hít thở không khí trong lành của một ngày đầu tháng tám, và nghe câu chuyện kể nhuốm màu huyền thoại…

Theo con sông, nguồn sống khởi đầu

Quảng Trị có hơn 5 ngàn dân tộc Vân Kiều sinh sống. Bên trong những nhà sàn đơn giản mộc mạc, bên trong những con người đơn giản chân chính là những câu chuyện tâm linh giải thích nguồn gốc của sự vật, sự việc… liên quan đến đời sống, sự sống của con người Vân Kiều . Mấy ngàn năm, cuộc sống có rất nhiều người thay đổi, bài hát nhiều câu chuyện tưởng như huyền thoại mà người Vân Kiều vẫn lưu truyền mãi đến tận ngày nay.

Sông Sê Băng Hiêng qua huyện Hướng Hóa là nơi trú ngụ của loài cá Dar - Ảnh: TL
Sông Sê Băng Hiêng qua huyện Hướng Hóa là nơi trú ngụ của loài cá Dar - Ảnh: TL 

Ông Hồ Văn Đăng, một bậc cao niên ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt bảo: “Muốn biết về loại cá lạ này thì tới sông Sê Băng Hiêng, con sông chảy ngược về Lào, ở đây có rất nhiều cá thần, cả lớn và nhỏ”. Dòng Sê Băng Hiêng nước trong xanh tựa ngọc. Ngoài những huyền thoại về tình yêu sông núi, sông này còn là nơi sinh sống chủ yếu của loài cá da trơn (người Vân Kiều gọi cá Dar), là “cá thần”, là “người thân” của họ.

Với người Vân Kiều ở Quảng Trị, việc sinh tồn rất đỗi tự nhiên, nguồn nước được xem là quan trọng nhất. Cũng bởi thế, nên việc chọn nơi ở, nơi lập bản làng đều dựa vào nguồn nước, sau đó là đồi núi. Bản làng dựa lưng vào đồi núi để mong thần núi che chở. Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của họ, không có nước là chết, nước còn hơn cả ăn. Người Vân Kiều chọn nơi có nước để ở mong rằng thần sông, thần suối cưu mang.

“Cá thần” của đồng bào Vân Kiều

Người bản địa gọi loài “cá thần”. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì "cá thần" còn nhiều tên khác nhau, tùy theo vùng miền: cá I Rắc, cá Úc, cá Dar, Xia xing yêng, Xăng yêng, Hoàng Đế, Bôi, Ta côi... người Vân Kiều ở Cù Bai (xã Hướng Lập) gọi đây là cá I Rắc, loại cá rất giống với cá lăng đuôi đỏ ở đồng bằng, thân dài của con trưởng thành hơn 70 cm và nặng đến 10 kg, có con hơn. Nó có hai chiếc râu bằng chiều dài của cơ thể.

Tương truyền rằng, đây là hóa thân của một người con gái. “Ngày xưa, trên đỉnh núi trước mặt làng có hai chị em mồ côi sống với nhau. Người chị rất thương yêu em trai nhưng người em lại ngang ngược, hay đi lang thang dọc rừng sâu núi thẳm mặc người chị lo lắng. Chị bảo ban không nghe nên chị xuống suối khóc cạn nước mắt. Về sau thì chị chết và biến thành loài cá mà người ta gọi là cá I Rắc ngày nay”.

Ông Vỗ Theng, 80 tuổi, người Vân Kiều ở thôn Xà Bai, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, cho chúng tôi biết thêm: “Chuyện người chị gái buồn em trai mà chết biến thành cá được nhắc từ xưa đến nay và người Vân Kiều tin vào chuyện đó. Người ta còn kể, ở sông Sê Băng Hiêng, mỗi đêm trăng sáng, người chị nhớ em ngoi lên mặt nước để gặp em, người em trai cũng đến đây gặp chị. Một năm vài lần, người chị muốn trở về với em cũng không được, vì đã biến thành cá Dar và đã lấy vua cá”.

Từ câu chuyện nguồn gốc này, đồng bào Vân Kiều quan niệm ăn thịt cá Dar sẽ bị ốm nặng, nhìn thấy cá Dar phải lo lễ cúng nếu không sẽ gặp điềm chẳng lành.

 Cổ tích dần phai

 Câu chuyện về loài cá huyền thoại này có lẽ ngàn năm sau vẫn tồn tại. Nhưng cá Dar ngày càng biến mất bởi sự đánh bắt, bất chấp vấn đề tâm linh. Thiết nghĩ, mọi người hãy chung tay bảo vệ loài cá từng được người Vân Kiều gìn giữ, bảo vệ như những người thân.

Được xem là loài vật thiêng, là “cá thần", nhưng cá Dar ngày dần biến mất cùng với thời gian bởi nhiều người (trong đó có cả người Vân Kiều) đã đánh bắt cá Dar.

Cá Dar - loài
Cá Dar - loài 

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, dân tộc Vân Kiều, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã có rất nhiều năm tìm hiểu về loài cá này chia sẻ thêm: “Được xem như là hiện thân của người quá cố, khi hóa kiếp thành loài cá nên hầu hết người Vân Kiều không ăn loài cá này. Thậm chí khi đi thả lưới mà gặp loài cá này thì về nhà phải làm lễ xin thứ tội nếu không là người đánh cá hoặc những người trong gia đình họ gặp ốm đau, bệnh tật”.

(Nguồn: Tạp chí Cửa Việt)

TAGS

650 suất quà tặng các em học sinh dân tộc Pa Cô, Vân Kiều nhân dịp năm học mới

Minh Anh |

Nhân dịp năm học mới, ngày 5/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay phối hợp với nhóm thiện nguyện “Kết nối yêu thương” Quảng Trị tặng quà cho học sinh và giáo viên Trường THCS & TH xã A Bung và Trường mầm non A Ngo (huyện Đakrông).

Quốc khánh nhớ ơn Người: Niềm tự hào mang họ Bác của đồng bào Vân Kiều

PV |

Ngày 2/9, người Việt Nam kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh. Tự hào mốc son chói lọi lịch sử dân tộc, mỗi người lại chan chứa cảm xúc thiêng liêng, nhớ tới Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Người Vân Kiều, Pa Kô vững bước đi tới tương lai

Hoài Nhung |

Trong quá trình bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô luôn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ và đem hết sức lực, trí tuệ cống hiến cho Tổ quốc.

Lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô trong trường học

Tây Long |

Không thờ ơ, đứng ngoài cuộc, thời gian qua, nhiều cán bộ, giáo viên vùng cao Quảng Trị đã góp sức giúp học sinh người Vân Kiều, Pa Kô giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS A Xing, huyện Hướng Hóa NGUYỄN MAI TRỌNG, một trong những nhà giáo luôn trăn trở, không ngừng nỗ lực đưa ngôi trường của mình trở thành điểm sáng với các mô hình “giữ hồn” dân tộc ý nghĩa.