Không chủ quan trước dịch bệnh

PV |

Giữa thời điểm giao mùa như hiện nay, COVID-19 tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới; trong khi đó bệnh truyền nhiễm mới nổi tiếp tục xuất hiện.

Theo ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm dự báo diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.

Dịch COVID-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tiếp tục xuất hiện và lây lan như Marburg, cúm A (H5N1).

Dịch bệnh diễn biến khó lường

Báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế do Phó Cục trưởng Nguyễn Lương Tâm trình bày cho thấy, năm 2022, cả nước ghi nhận 371 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, có 144 trường hợp tử vong. Số mắc tăng hơn năm lần, số ca tử vong tăng 5,3 lần so với năm 2021.

Bệnh tay, chân, miệng cũng ghi nhận hơn 66 nghìn trường hợp mắc, có ba ca tử vong (số mắc tăng 1,7 lần, số ca tử vong giảm tám ca). Bệnh dại, ghi nhận 70 ca tử vong, tăng bốn ca so với năm 2022. Riêng với dịch COVID-19, tích lũy từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận 11.528.303 ca, trong đó có 43.186 ca tử vong. Đến nay đã hơn 3,5 tháng, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19.

Các dịch bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn; các dịch bệnh lưu hành, các bệnh có vaccine dự phòng trong nước như cúm, sởi... cơ bản được kiểm soát.

Tính riêng đầu năm 2023, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đến nay cả nước đã ghi nhận được 25.490 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hai lần so với cùng kỳ năm trước), trong đó có ba ca tử vong. Các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao là: TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hoà.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Theo ông Nguyễn Lương Tâm, nguyên nhân tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta gia tăng thời gian qua là do tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hoá; tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu chủ động, quyết liệt xảy ra tại một số nơi, một số thời điểm; sự vào cuộc của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, nhất quán.

Tiêm vaccine vẫn là giải pháp xuyên suốt

Trước thực tế trên, PGS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã trao đổi về một số vấn đề liên quan tới công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta hiện nay, đánh giá nguy cơ dịch trong thời gian tới.

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, việc đánh giá tình hình dịch COVID-19 sẽ dựa trên ba yếu tố. Thứ nhất, đến thời điểm này, biến thể phụ Omicron của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện được 16 tháng với hơn 500 biến thể phụ khác nhau. Biến thể này hiện đang lưu hành hầu hết các nơi trên thế giới và đang chiếm ưu thế. Các chuyên gia nhận thấy đây là biến thể có đặc tính lây lan nhanh, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng ca nặng. Những nơi có tăng ca nặng là do số mắc tăng tương ứng. “Một điểm cần lưu ý là đặc tính hiệu quả của vaccine trong phòng lây nhiễm với biến thể Omciron còn hạn chế, tuy nhiên khả năng phòng chuyển nặng, nhập viện, tử vong thì hiệu quả”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Mặc dù hiện nay tỷ lệ nặng/mắc không có sự gia tăng đáng kể, kể cả đối với Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lân lưu ý, các đối tượng có nguy cơ cao như người lớn tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai dễ chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19. Do đó cần tuân thủ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng lịch, đủ liều theo các hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế.

Hai là môi trường sống, hành vi của người dân. Biến thể Omicron có đặc điểm lây lan nhanh. Hiện nay, hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng, chống dịch kể cả ở những nước có sự lây nhiễm cao. Cùng đó, việc giao lưu đi lại sau 3 năm đại dịch gia tăng rất lớn, thậm chí ngay trong nước cũng làm gia tăng sự giao tiếp. Những sự giao lưu này đã tạo điều kiện cho virus lây lan sang đối tượng khác.

Ba là biện pháp đáp ứng, vũ khí hiệu qủa giúp Việt Nam mở cửa sớm từ tháng 3/2022 là do chúng ta đã bao phủ vaccine phòng, chống dịch COVID-19 rất sớm. Với liều cơ bản, chúng ta bảo phủ gần như 100% cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên, mũi 3, 4 cũng đạt tỷ lệ cao 80-90%, việc tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mũi 1 cũng lên đến 90%, mũi 2 là gần 70%. Tuy nhiên có nơi, có chỗ tỷ lệ tiêm chưa đạt như mong muốn, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ cao.

Theo ông Lân, tăng cường tiêm phòng vaccine COVID-19 vẫn luôn là biện pháp hiệu quả, xuyên suốt, đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao, cần phải tiêm đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Tập trung kiểm soát dịch bệnh khu vực biên giới trong dịp tết Nguyên đán

Minh Đức |

Trong năm 2022, tình hình COVID-19 tạm thời được kiểm soát. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế, COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường, các biến thể mới có khả năng xuất hiện làm dịch bệnh phức tạp trở lại.

Gần Tết, nhiều dịch bệnh còn diễn biến phức tạp

PV |

Gần Tết, nhiều dịch bệnh vẫn được dự báo còn diễn biến phức tạp; có thể bùng phát mạnh nếu chủ quan, lơ là. Để đón Tết an toàn, người dân vẫn cần hết sức cảnh giác với các dịch bệnh.

Du lịch Cồn Cỏ “tăng tốc” sau dịch bệnh

Thu Hạ |

Cùng với sự phục hồi, mở cửa của ngành du lịch cả nước, năm 2022, du lịch huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã từng bước được khôi phục và sôi động trở lại, lượng khách ra tham quan đảo ngày càng tăng.

Không chủ quan khi dịch bệnh phát sinh song hành

Hải Phi |

Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, là điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn, virus phát sinh và gây bệnh. Bên cạnh đó, COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, vì vậy người dân cần chủ động phòng, chống các dịch bệnh, tránh để dịch chồng dịch.