Nhà báo Đặng Minh Phương và chuyện chiếc võng dù bị pháo bắn

Mai Chí Vũ |

Năm 1966, nhà báo Đặng Minh Phương đang công tác tại Báo Nhân Dân, nhưng với niềm đam mê nghề báo, khát khao được vào chiến trường ông đã viết đơn xung phong vào Mặt trận Khu V, thực hiện nhiệm vụ tại tòa soạn Báo Cờ Giải phóng, cơ quan của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Trung Trung Bộ.

Từ những trận chiến, Nhà báo Đặng Minh Phương đã hồi ức bao kỷ niệm của một thời làm báo tại chiến trường. Đứng lặng bên tủ treo chiếc võng dù kỷ vật thời làm báo ở chiến trường, ông kể: Lúc đó tôi làm ở Báo Cờ Giải Phóng của miền Trung Trung bộ. Cuối năm 1968, khi quân ta chuẩn bị mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Liên khu 5 được lệnh di chuyển trụ sở từ Trà My (Quảng Nam) về sát TP Đà Nẵng để thuận lợi trong hoạt động. Cơ quan Báo Cờ Giải phóng là một trong những đơn vị di chuyển đầu tiên để đưa tin chiến trận. Đoàn chúng tôi đi gồm 7 người có mấy anh làm báo của TTXVN, báo địa phương và Báo Quân khu V...Đúng theo quy định chúng tôi phải đi đường rừng nhưng sau đó chúng tôi quyết định đi xuôi men theo bờ sông cho gần, mặc dù sông gần đồn Nông Sơn, rất nguy hiểm, địch ở trên núi gần đó bắn tỉa xuống sông bất cứ lúc nào. Pháo địch bắn xuống dòng sông làm cá nổi trắng mặt sông, anh em lợi dụng lúc địch sơ hở đưa thuyền ra vớt để cải thiện bữa ăn cho đồng đội. Đoàn đi chừng 3 tiếng đồng hồ xuôi sông, vào đến làng Tý Sé, thuộc vùng miền núi của tỉnh Quảng Nam. Làng có mấy chục ngôi nhà chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, vùng này địch không kiểm soát được vì làng thuộc vùng giải phóng của quân ta nên địch chỉ thỉnh thoảng đi càn. Chiến trường Khu 5 những tháng ngày bom đạn ác liệt, các phóng viên được phân công xuống những vùng tiếp giáp địch để tác nghiệp, phản ánh về tình hình chiến sự. Tòa soạn chỉ có 3 người vừa viết bài, vẽ tranh, trình bày báo, vừa phải lo gùi gạo. Nhằm bảo đảm bí mật, Tòa soạn Báo Cờ Giải phóng phải liên tục thay đổi vị trí đóng quân, để tiện lợi trong cơ động và làm việc, mỗi phóng viên được cấp 1 chiếc võng dù.

Chiếc võng dù và mảnh vá vết rách do đạn pháo của địch gây ra
Chiếc võng dù và mảnh vá vết rách do đạn pháo của địch gây ra

Khi chúng tôi đến làng, họ bố trí ở trong nhà của một người dân, hồi đó cán bộ chủ yếu được người dân che chở và được đón tiếp tử tế. Nhà chỉ có một cái hầm để tránh bom, anh trưởng đoàn được bố trí ở dưới hầm, bốn năm anh em phóng viên chúng tôi thì treo võng nằm trên cho mát. Võng được buộc ngang, buộc dọc thuận chỗ nào thì treo chỗ ấy. Do đi đường mệt, chúng tôi vừa đặt lưng xuống là chìm sâu vào giấc ngủ. Khoảng hơn 10h đêm một quả pháo trên đồn Nông Sơn bắn vu vơ rơi ngay đúng sân nhà chúng tôi đang ở, Pháo nổ vỏ pháo văng khắp nơi cắt đứt rèm màn và nhiều thứ xung quanh,...vài mảnh bom cắt đứt 2 đầu võng của tôi đang nằm làm tồi rơi bịch xuống đất. Nếu cái võng căng, tôi nằm thẳng thì đã bị mảng pháo trúng đầu và chân rồi. Mọi người vội chạy xuống hầm, rất may anh em không ai bị thương.

 Cái võng phát cho tôi là tiêu chuẩn của cán bộ trung cấp chứ không phải ai cũng được phát. Tôi thấy đây là vật kỷ niệm vô cùng quý giá đối với mình. Vì thế, nên tôi giữ mãi đến 5 năm sau. Năm 1973, Tôi được phát võng mới, nhưng tôi nghĩ dùng võng mới này mà cho võng cũ đi thì mất kỷ niệm nên tôi quyết mang theo. Tôi nhường chiếc võng mới cho bạn thanh niên trong cơ quan. Còn mình thì dùng cái võng cũ đến khi hết chiến tranh mang ra ngoài miền Bắc làm kỷ niệm, nhưng các bạn ở Bảo tàng Báo chí biết điều này nên đã đến đề nghị tôi tặng chiếc võng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam để trưng bày. Tôi suy nghĩ nhiều lắm, lúc đầu cố giữ nhưng thấy các bạn đến vận động, sau đó tôi mới thay đổi ý định và nghĩ rằng, mình phải có trách nhiệm trao lại cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam bảo quản lưu giữ trưng bày, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho người làm báo Việt Nam và thế hệ trẻ...

Nhà báo Đặng Minh Phương bên kỷ vật chiếc võng dù.
Nhà báo Đặng Minh Phương bên kỷ vật chiếc võng dù.

BOX “Mỗi lần đến Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhìn thấy chiếc võng dù màu xanh đã cũ với hai mảnh vá, tôi lại thầm cảm ơn "thần hộ mệnh" đã mỉm cười, che chở cho mình vượt qua mưa bom, bão đạn”. Nhà báo chiến trường Đặng Minh Phương chia sẻ.

134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tháng Năm nhớ Bác

Thu Hạnh |

Sinh thời, cứ mỗi dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Bác những tình cảm sâu nặng, lời chúc tốt đẹp nhất

Khúc tráng ca Bộ đội Trường Sơn

Tú Linh |

Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn là lực lượng hiệp đồng quy mô lớn bao gồm nhiều binh chủng làm nhiệm vụ chiến đấu mở đường, đảm bảo tuyến giao thông huyết mạch và hậu cần từ hậu phương lớn miền Bắc phục vụ kịp thời cho chiến trường miền Nam. Từ buổi đầu thành lập chỉ ít người lấy đi bộ gùi thồ làm chính đến xây dựng tuyến đường chiến lược vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều sư đoàn vận tải bằng cơ giới xuyên qua dãy Trường Sơn hùng vĩ nối liền Bắc- Nam đã góp phần đắc lực vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong đại thắng mùa xuân năm 1975.

Viết tiếp trang sử mới trên con đường Hồ Chí Minh

Minh Đức |

Hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử trong thời chiến, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục sứ mệnh vẻ vang trong thời bình, tác động tích cực và hiệu quả đến sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, làm khởi sắc những vùng quê nơi con đường đi qua.

Nhớ một thời theo dấu chân Bác Hồ từng đi qua

Tống Phước Trị |

Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, một trong những vấn đề Bác Hồ kính yêu rất quan tâm là: “Tích cực tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”. Quan điểm này của Bác xuyên suốt từ thời kỳ hoạt động bí mật tới khi cách mạng thành công, nắm chính quyền trong tay.