Những giọt máu hồng bên bờ Thạch Hãn

Linh Đặng |

Mỗi lần đi qua chiếc cầu bắc qua dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, xanh ngăn ngắt, nhìn sâu vào dòng sông trong xanh ấy ta như thấy long lanh màu máu của hàng vạn thanh niên ưu tú của mọi miền tổ quốc đã vì độc lập của tổ quốc hy sinh nơi đây. Có một dòng sông trở thành lịch sử, một dòng sông nghĩa trang huyền thoại, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của những lính vệ quốc vĩ đại. Một dòng sông chỉ nhắc đến tên thôi là làm bao con tim người Việt nghẹn ngào...

Đã hơn 45 năm trôi qua, câu chuyện về những người lính dũng cảm hiến dâng tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của Tổ quốc vẫn sống mãi trong lòng mọi người dân Việt Nam, trở thành bài ca bất hủ ngợi ca lòng yêu nước, tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Đi về phía Bắc cầu Thạch Hãn, một đài tưởng niệm 20 Anh hùng Liệt sỹ Trung đội Mai Quốc Ca, một đài tưởng niệm có một không hai trên trái đất, mô phỏng hình ảnh những giọt máu hồng rơi xuống đất Mẹ Việt Nam. Những giọt máu không phai, như vừa rơi ra, đau đớn, rưng rưng, làm đau lòng Mẹ Việt Nam và làm cho du khách thập phương đi qua đây không khỏi bồi hồi, xúc động và nặng lòng khi rời xa.

Đài tưởng niệm Mai Quốc Ca
Đài tưởng niệm Mai Quốc Ca

Lịch sử ghi lại rằng, vào tháng 4 năm 1972, Trung đội gồm 20 chiến sĩ do mang đồng chí Mai Quốc Ca làm trung đội trưởng nhận nhiệm vụ đánh sập cầu Quảng Trị nhằm cắt đường viện trợ của địch từ phía Nam ra các căn cứ quân sự ở Ái Tử, Đông Hà, tạo điều kiện để các cánh quân của ta bao vây, cô lập và tiêu diệt sinh lực địch ở chiến trường Quảng Trị. Họ đã anh dũng chiến đấu và mãi mãi nằm lại nơi đây trong lòng đất và tấm lòng nhân hậu của người dân Quảng Trị.

Những giọt máu hồng rơi ra từ trái tim người lính, thấm xuống mảnh đất Quảng Trị. Máu của họ hòa trong đất, trong cỏ cây, thấm xuống làm cho dòng Thạch Hãn xanh thêm, linh hồn họ sống mãi với dòng sông, đất nước, quê hương, cùng hát lên khúc hát khải hoàn ngày chiến thắng.

Vào Bảo tàng Thành Cổ, đọc được câu nói của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn mới thấm thía câu hỏi vì sao Việt Nam chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt: “Chúng ta chịu đựng được không phải chúng ta gang thép, vì gang thép cũng chảy với bom đạn địch, mà chúng ta là những con người thực sự, con người Việt Nam với truyền thống hàng ngàn năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước tổ quốc, trước thời đại”.

Vâng, sự giác ngộ cùng với trách nhiệm lịch sử đã làm cho con người trở nên gang thép.

TAGS

Tuổi thơ mùa lũ

Ngọc Tỵ |

Quê tôi có dòng sông Hiếu chảy qua, ngày hè là nơi tuổi thơ chúng tôi đắm mình trong làn nước mát lành. Sáng tắm, trưa tắm, chiều tắm và đến chiều tối thì rọi đèn pin bắt những con ếch, con nhái hay những con cá, con tôm… Xa quê gần 20 năm nhưng cứ mỗi mùa mưa đến, ký ức bên dòng sông tuổi thơ lại ùa về với muôn vàn kỷ niệm khó quên.

10 thói quen hàng ngày khiến bạn già nhanh chóng mà không nhận ra

PV |

Bên cạnh di truyền, còn có nhiều yếu tố góp phần khiến cho gương mặt của bạn trở nên già dặn hơn so với tuổi thật.

Hiệu trưởng quê Quảng Trị với bài diễn văn xúc động chia tay sinh viên

GS.TS Nguyễn Văn Minh |

Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh quê xứ Cùa, Cam Lộ; cựu học sinh Trường cấp 3 Đông Hà (Quảng Trị) đã có bài diễn văn xúc động, "đáng đọc" nhân lễ bế giảng, chia tay sinh viên ra trường.

Công bộc này là công bộc nào?

Phạm Gia Hiền |

Theo từ điển Hán-Việt, công có nghĩa là của chung, bộc có nghĩa đầy tớ, cụm từ 'công bộc của dân' có nghĩa là 'người đầy tớ chung của dân' hay người đầy tớ công vụ. Từ năm 1945, Hồ Chủ tịch chính là người đầu tiên dùng cụm từ này.