Cha mẹ đã nỗ lực rất nhiều để dạy con những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng là vật chất. Nhưng đôi khi, những nỗ lực này lại là sai lầm dẫn đến những kết cục không tốt đẹp.
Cho rằng thật đáng xấu hổ khi thua cuộc
Một số cha mẹ dường như dạy con họ rằng nên tranh luận cho đến cùng, và thừa nhận rằng đã sai được coi là thua cuộc. Luôn dạy con rằng "sai là xấu", đó là lý do tại sao nhiều bậc phụ huynh không thay đổi suy nghĩ của mình, ngay cả khi các con được cung cấp những nguồn đáng tin cậy - họ vẫn không muốn thừa nhận mình đã sai
Làm gương xấu
Số lượng phụ huynh chia sẻ mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của con họ, trên mạng xã hội khá đông. Có thể, điều này có thể không phải là vấn đề lớn đối với phụ huynh, nhưng trẻ có thể thực sự khó chịu khi tất cả bạn bè của bố mẹ đều biết về công việc cá nhân của chúng và họ đưa ra ý kiến về việc đó.
Bên cạnh đó, trẻ em bắt đầu sử dụng mạng xã hội từ rất sớm, và điều này không hoàn toàn an toàn, bởi vì đứa trẻ bắt đầu gán giá trị của mình cho sự thành công trên mạng xã hội. Các bậc cha mẹ đã không thận trọng khi đăng ảnh con cái lên tài khoản cá nhân của họ - điều đó hoàn toàn vi phạm quyền riêng tư của đứa trẻ.
Áp đặt suy nghĩ của mình lên con
Con phải thế này, con phải thế kia… Từ bao giờ mà cha mẹ lại áp đặt quá nhiều thứ lên con của mình như vậy. Làm cha mẹ ai chẳng đặt lên vai con những ước mơ hoài bão nào đó.
Nhưng hãy gửi gắm, chứ đừng ép buộc hay áp đặt con mình phải làm theo những điều mình mong muốn. Hãy để con được sống, suy nghĩ và trải nghiệm cuộc sống theo những gì con muốn. Có như vậy, con mới thoải mái, tự tin thể hiện và phát triển toàn diện các tố chất mà mình có.
So sánh con với người khác
Trong thực tế, rất nhiều bố mẹ hay so sánh con mình với con người khác. Cha mẹ thường dùng những câu đại loại như: “Sao con đạt điểm thấp thế, bạn A được những 10 điểm cơ đấy” hoặc “bạn B ngoan thế mà con lại hư vậy…”, “con làm mẹ/bố phát điên lên ấy. Con nhà người ta vừa học giỏi lại biết thương yêu bố mẹ còn con thì…”. Cha mẹ không hay biết rằng điều này sẽ dẫn đến việc tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Không một đứa trẻ nào muốn mình bị đem ra so sánh với đứa trẻ khác, nhất là lại kém hơn.
Quá nuông chiều con
Phải thừa nhận rằng, cha mẹ Việt đang quá nuông chiều con của mình. Nuông chiều ở một mức độ nhất định thì không sao, thế nhưng nhiều cha mẹ lại nuông chiều con một cách phi nguyên tắc, làm con vui bằng mọi thứ con cần. Trẻ đòi gì là cho đó, con hư nhưng không nghiêm khắc dạy bảo.
Chính sự nuông chiều con cái một cách quá mức này vô hình chung khiến trẻ hình thành một thói quen là người khác luôn phải chiều theo ý của mình, tự cho mình là số 1. Không những bộc lộ nét tính cách này với những người thân trong gia đình, đối với bạn bè hay người ngoài, nét tính cách và suy nghĩ này vẫn được duy trì. Điều này sẽ khiến trẻ không hòa đồng, hòa nhập được với cộng đồng, thậm chí là sẽ khó khăn khi bước vào một môi trường không có sự nuông chiều như ở nhà.
(Nguồn: Lao Động Trẻ)