Những tác phẩm thơ về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn Việt Nam

PV |

Mùa thu đến là cơ hội để chúng ta thể hiện lòng mình bằng những bài thơ về mùa thu hay.

Mùa thu là thời điểm lý tưởng để những người yêu vẻ đẹp cổ điển và lãng mạn tìm kiếm cái đẹp. Với khung cảnh bình dị và tiết trời mát mẻ, chúng ta hồi tưởng về một thời đã qua. Mùa thu đến cũng là lúc chúng ta có thêm nhiều xúc cảm hơn, để nhớ về những vần thơ hay.

Bên cạnh mùa xuân, mùa thu cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Không giống như những mùa khác, mùa thu mang đến sự ân cần, dịu dàng, xao xuyến cho tâm hồn con người. Trong dòng chảy thời gian chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều tác phẩm xuất sắc về mùa thu. 

 

Cùng điểm lại những tác phẩm thơ về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn Việt Nam:

Thu Điếu - Nguyễn Khuyến

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Thu điếu là một trong ba bài thơ nổi tiếng trong trùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Bài thơ này miêu tả chân thực vẻ đẹp mùa thu yên ả của một làng quê xưa. Thu điếu ta thấy được vẻ đẹp buồn, cô đơn của một nhà nho nặng tình với quê hương. Thu điếu được viết sau khi Nguyễn Khuyến từ quan trở về. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Với cách diễn đạt tinh tế, khung cảnh mùa thu, bầu trời mùa thu ở các vùng quê Việt Nam được thể hiện vô cùng đặc sắc.

Tiếng thu - Lưu Trọng Lư (1939)

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã tìm cho mình một chỗ đứng khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu. Lưu Trọng Lư có vẻ đặc biệt thích mùa thu trên mặt đất. Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng chân thực và sống động, sự u buồn và khắc khoải. Mùa thu của sự chia ly, của nỗi buồn u uất đã được tác giả diễn tả xuất sắc. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Cuối Thu - Hàn Mặc Tử (1937)

Lụa trời ai dệt với ai căng,

Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,

Và ai gánh máu đi trên tuyết,

Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Mây vẽ hằng hà sa số lệ,

Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.

Sao không tô điểm nên sương khói,

Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,

Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.

Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,

Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

Thu héo nấc thành những tiếng khô.

Một vì sao lạ mọc phương mô?

Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?

Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

Hàn Mặc Tử - có hồn thơ “điên dại”, không giống như những nhà thơ khác cùng thời, đã từng đắm chìm trong máu trăng, ma mị, và thế giới siêu thực. Nhưng nhà thơ này vẫn để lại cho chúng ta những vần thơ rất hay về thiên nhiên con người, điển hình là về mùa thu như bài thơ “Cuối thu” mà vẫn giữ được chất riêng. Mùa thu trong thơ Hàn Mặc Tử gắn liền với hình ảnh siêu thực, phảng phất nét tâm linh, u buồn lạnh lẽo… nhưng đồng thời mùa thu cũng rất đẹp và vẫn giữ được vẻ lạnh lùng vốn có.

Đây mùa thu tới - Xuân Diệu (1938)

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...

Non xa khởi sự nhạt sương mờ...

Đã nghe rét mướt luồn trong gió...

Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia ly.

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

Xuân Diệu là người có tâm hồn thơ nồng nàn, luôn sôi nổi, nhưng “ Đây mùa thu tới” lại rất khác. Hồn thơ của Xuân Diệu như vướng phải “lưới sầu”. Cảnh vật mùa thu trong bài là mùa thu man mác buồn. Đó là nỗi buồn của muôn đời, nỗi buồn của thời đại. Buồn vì cái lạnh len lỏi vào đâu đó gợi nỗi cô đơn, buồn vì  hoa lá, chim muông và con người xa cách. Buồn vì những hoài niệm âm thầm trong căn phòng và tâm trí. Bài thơ này vừa đề cao vẻ đẹp của mùa thu vừa bộc lộ nỗi buồn của con người.

Thu – Huy Cận (1940)

Hôm qua thu mới về

Với một cành hoa gẫy.

Sương nặng gieo đầu tre,

Lạnh tràn theo gió đẩy.

Thu tới trong vườn bên;

Ngợ ngàng màu cúc mới.

Đêm qua bên láng giềng,

Êm tựa nhàn, thu tới.

Cô gái nhỏ thung dung

Qua miếng vườn hoa nhỏ.

Đất nằm im dưới cỏ,

Hoa tạ màu nhớ nhung.

Bài thơ vẫn giữ trọn vẹn một hồn thơ mang nỗi buồn man mác của tác giả. Mùa thu của Huy Cận vừa có cái đặc trưng của mùa thu, vừa có cái nhìn khác lạ qua con mắt của người thi sĩ. Trong bức tranh thu của tác giả vẫn ngập trần sức sống của mùa thu, những bị chi phối bởi cảnh buồn, nỗi cô. Vì vậy, cũng tạo nên những sắc thái không thể trộn lẫn trong mùa thu của ông.

Sang Thu - Hữu Thỉnh (1977)

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Sang thu của Hữu Thỉnh xuất hiện khi trước nó đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng đông tây kim cổ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)… Nhưng nó vẫn có cái hay, cái độc đáo riêng của một hồn thơ sâu lắng, nhạy cảm khi mùa thu tới. Bài thơ “Sang thu” là những cảm nhận tinh tế, dịu dàng và những suy ngẫm sâu sắc của Hữu Thỉnh. Bài thơ đã mang đến cho người đọc một cái nhìn khái quát và mới mẻ hơn về mùa thu.

Hoa Cỏ May - Xuân Quỳnh (1989)

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.

Tên mình ai gọi sau vòm lá,

Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,

Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.

Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,

Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may

Áo em sơ ý cỏ găm đầy

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,

Ai biết lòng anh có đổi thay?

Thơ Xuân Quỳnh luôn có vẻ đẹp riêng. Hình ảnh chân thực, từ ngữ sắc nét, cảnh vật, tình cảm kết hợp với nhau tạo nên những bức tranh giàu cảm xúc. Ai yêu  thơ về mùa thu chắc hẳn sẽ mê đắm hồn thơ mùa thu của Xuân Quỳnh . “Hoa cỏ may”  là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong chặng đường sáng tác của Xuân Quỳnh . Nó có một cấu trúc nhất quán, mạch lạc tìm kiếm sự đồng điệu của nhân vật trữ tình và thế giới mùa thu. Không phô trương, cầu kỳ trong việc xử lý từ ngữ và hình ảnh, bài thơ được viết bằng những cảm xúc chân thành, chất phác và rất thật, đó là lý do khiến thơ Xuân Quỳnh mãi mãi in sâu trong tâm trí người đọc.

Nhiều nhà thơ và nhà văn sử dụng mùa thu bởi lẽ nó gợi nhiều cảm hứng sáng tác. Trên đây là tuyển tập những bài thơ hay nhất về mùa thu cho những ngày gió lạnh. Hy vọng qua những bài thơ về mùa thu này, bạn sẽ nghe được tiếng lòng mình, được tiếp thêm sức sống và nhiều cảm xúc hơn!

(Nguồn: Phụ nữ mới)

“Bạn thật sự là ai?” - Tái định nghĩa về bản thân

Dung Trần |

Brian Little có một quan điểm mới mẻ về tính cách con người, điều sẽ làm lung lay hoàn toàn những hình dung của bạn về tiềm năng của bản thân.

Bốn điều nhất định không làm khi sống một đời

Bảo Nguyên |

Xét đoán nhân phẩm một người tốt hay không, chỉ cần nhìn thái độ họ đối xử với người thân là biết! Người có tu dưỡng, đầu tiên sẽ có cách ứng xử tốt đẹp với người thân của mình. Giữ được 4 điều dưới đây, gia đình hòa thuận, bạn bè tin tưởng nể trọng, cuộc sống mỗi ngày sẽ thuận lợi hơn.

Phật dạy: Chấp nhận đau khổ thì sẽ hết khổ

Song Minh |

Chỉ những ai tin vào luật Nhân quả, hiểu rằng những nỗi khổ đến với mình chính là quả báo từ những nghiệp nhân xấu mà mình đã gieo trong quá khứ thì mới can đảm chấp nhận những đau khổ mà mình đang phải đối diện.

Lời Phật dạy: Buông xả để bình an

Song Minh |

Buông xả là một trong những trạng thái cao tột trên con đường hành trì Phật pháp, là nền tảng của trí tuệ và giải thoát, đồng thời, nó còn bảo hộ cho sự cảm thông và tình yêu thương.