Phật dạy: Chấp nhận đau khổ thì sẽ hết khổ

Song Minh |

Chỉ những ai tin vào luật Nhân quả, hiểu rằng những nỗi khổ đến với mình chính là quả báo từ những nghiệp nhân xấu mà mình đã gieo trong quá khứ thì mới can đảm chấp nhận những đau khổ mà mình đang phải đối diện.

Trong đau khổ mà ta biết chấp nhận thì sẽ hết khổ.

Đây là đạo lý cực kỳ quan trọng. Nhưng không dễ gì để một người chấp nhận được số phận.

Chỉ những ai tin vào luật Nhân quả, hiểu rằng những nỗi khổ đến với mình chính là quả báo từ những nghiệp nhân xấu mà mình đã gieo trong quá khứ thì mới can đảm chấp nhận những đau khổ mà mình đang phải đối diện.

 

Hiểu vậy nên ta bình an trả nghiệp. Nỗi khổ bỗng được hóa giải nhẹ nhàng bằng niềm tin nhân quả.

Ví dụ, ta có một số tiền dành dụm để chi tiêu cho gia đình, phần thì đóng học cho con, phần thì mua thực phẩm, phần đóng tiền nhà, tiền điện tiền nước, tiền dự phòng,... bỗng nhiên bị trộm lấy mất. Mất tiền rồi tự nhiên cuộc sống của ta rối loạn lên liền, những dự định bị gián đoạn, cuộc sống gia đình bị đảo lộn, thiếu chỗ nọ hụt chỗ kia.

Người yếu đuối không chấp nhận nghịch cảnh thì càng lúc càng đau khố, còn người mạnh mẽ chấp nhận thì ngay đó họ bước qua nỗi khổ.

Tâm lý thường tình là ta phiền não, khổ đau, trách móc, giận hờn, tiếc rẻ.

Nhưng nếu tin vào luật Nhân quả, áp dụng được đạo lý trong lúc này thì ta sẽ biết rằng, trong vô lượng kiếp chắc chắn thế nào mình cũng đã có những lầm lỗi, từng gây đau khổ hoặc lấy mất của ai một số tài sản, và đây là lúc mình phải trả quả báo.

Hiểu như vậy bỗng nhiên cái phiền não, tiếc rẻ, khổ đau vơi đi gần hết. Vấn đề còn lại là chấp nhận.

Ta chấp nhận gia đình mình ăn uống thiếu thốn một chút, những kế hoạch sẽ bị gián đoạn một chút, chấp nhận trả quả báo, vậy mà lại nhẹ lòng.

Mà việc chấp nhận được khổ đau cũng chính là một sức mạnh. Người yếu đuối không chấp nhận nghịch cảnh thì càng lúc càng đau khố, còn người mạnh mẽ chấp nhận thì ngay đó họ bước qua nỗi khổ. Đó là đạo lý, là bí quyết sống ở trên đời.

(Nguồn: Ngày Nay)

Lời Phật dạy: Buông xả để bình an

Song Minh |

Buông xả là một trong những trạng thái cao tột trên con đường hành trì Phật pháp, là nền tảng của trí tuệ và giải thoát, đồng thời, nó còn bảo hộ cho sự cảm thông và tình yêu thương.

Lời Phật dạy sâu sắc về sự khiêm tốn

Tú Anh |

Cuộc đời Đức Phật là một bài học không ngừng về hạnh tu im lặng và khiêm tốn. Trong kinh văn kể khi vua chúa là những Phật tử đến thăm Đức Phật đã thỉnh cầu Ngài đi thọ trai tăng. Đức Phật nhận lời bằng cách im lặng. Cách im lặng này bây giờ khó bắt chước.

Phật giáo trong đời sống Việt - Lào

Thuận Vũ |

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có những điểm tương đồng về văn hóa, nếp sống. Hai quốc gia đều đa dân tộc và đa tôn giáo, trong đó đạo Phật là tôn giáo lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, văn hóa và tâm linh.

Vì sao Phật tử không nên tin vào tử vi, tướng số, bói toán, phong thủy?

Song Minh |

Giáo pháp của Thế Tôn không có tử vi, bói toán, tướng số, không có phong thủy mà là: Tứ Diệu Đế - Khổ, Tập, Diệt Đạo, Bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo, tứ vô lượng tâm, tứ niệm xứ, niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng niệm thí...