7 hoạt động trẻ cần làm để cải thiện sức khỏe bộ não

CTV Hoàng Danh |

Một thông tin khoa học tốt cho thấy có thể cải thiện các chức năng điều hành não ở trẻ nhỏ. Dưới đây là 7 hoạt động trẻ cần phải làm để cải thiện chức năng của bộ não.

Khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian và ghi nhớ chi tiết là chức năng của não, được gọi là chức năng điều hành. Các chức năng điều hành cũng bao gồm khả năng điều tiết cảm xúc, giải quyết vấn đề linh hoạt, có tổ chức và giao tiếp tốt. Các chức năng điều hành ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng con bạn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ như lập kế hoạch trước để hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn. Ngoài ra, các chức năng điều hành đóng một phần trong việc xác định mức độ thành công của trẻ trong trường học, công việc và các vai trò khác trong cuộc sống. Một thông tin khoa học tốt cho thấy có thể cải thiện các chức năng điều hành não ở trẻ nhỏ. Sau đây là 7 hoạt động trẻ cần phải làm để cải thiện chức năng của bộ não.

1. Trò chơi lắp ghép

Trò chơi lắp ghép đã chứng minh thực sự cải thiện mức dopamine trong não. Dựa theo độ tuổi của trẻ mà bạn nên đưa ra những bộ lắp ghép phù hợp.
 
 
 

2. Giúp trẻ chăm học môn toán

Tính toán có thể không phải là môn học mà nhiều người yêu thích nhưng nó rất có ích cho chức năng nhận thức. Từ việc cộng trừ hay phân tích, lựa chọn cách giải toán, giúp tăng tính suy luận và giải quyết vấn đề
 
 
 

3. Vận động 

Vận động không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho não. Hoạt động thể chất lành mạnh giúp tăng cường lượng oxy, giúp cho sự phát triển của não bộ.  
 
 

4. Học ngôn ngữ mới

 Nếu muốn trẻ thông minh hơn, hãy dạy trẻ một ngôn ngữ mới. Khoa học đã chứng minh rằng đứa trẻ biết hai ngôn ngữ sẽ thông minh hơn đứa trẻ chỉ biết một ngôn ngữ.

5. Sáng tạo nghệ thuật

 Nghệ thuật là một cách hiệu quả để giúp đầu óc của trẻ thoải mái và thư giãn. Nghệ thuật cũng giúp những đứa trẻ giàu trí tưởng tượng và tăng khả năng nhận thức.

6. Giải đố

Trả lời các câu đố hóc búa là một bài tập não quan trọng, giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ.

7. Tập thở

Thực hành hít thở sâu giúp cải thiện trí nhớ và kiểm soát cảm xúc. Bắt đầu bằng cách cho con bạn ngồi ở tư thế bắt chéo chân hoặc nằm xuống và thở tự nhiên. Sau khi trẻ đã tập thở tự nhiên, hãy nói những điều sau với trẻ:

“Hãy tưởng tượng rằng hơi thở giống như một chiếc thang máy đi qua cơ thể của con. Để bắt đầu thang máy, con hít không khí vào bằng mũi. Bây giờ thở hết tất cả không khí. Tiếp tục hít vào, lên đến ngực. Giữ không khí ở phần ngực sau đó thở hết không khí ra. Bây giờ hãy hít vào, hít thở lên đến tầng cao nhất, lên qua cổ họng vào mặt và trán. Giữ một chút và bây giờ, hãy thở ra và cảm nhận hơi thở, trút bỏ mọi muộn phiền và lo lắng qua lồng ngực, bụng, chân và ra khỏi cửa thang máy qua đôi chân của con”.

(Nguồn: TheoVOV.VN)

TAGS

Biến thể Delta không gây bệnh nặng ở trẻ em

PV |

Số ca trẻ em nhập viện vì COVID-19 ở Mỹ đã tăng kể từ khi biến thể Delta trở nên phổ biến, nhưng một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) đã cho thấy những lo ngại biến thể này gây bệnh nặng ở trẻ em là vô căn cứ. Tài liệu trên cũng cho thấy vaccine giúp giảm số trẻ em phải nhập viện khi mắc COVID-19.

Tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 chiếm từ 5 - 10% tổng số người mắc

Thanh Mai |

Các chuyên gia khuyến cáo, cần phải tăng cường, tạo lá chắn để bảo vệ trẻ em trong đại dịch.

Mỹ: Số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tăng lên mức cao chưa từng thấy

Phan An |

Theo báo cáo mới nhất của Viện hàn lâm Nhi khoa và Hiệp hội bệnh viện nhi của Mỹ, tính đến ngày 19/8, hơn 4,59 triệu trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Hé lộ đường dây mang thai hộ và mua bán trẻ em hàng tỷ đồng tại Trung Quốc

Thanh Mai |

Nhân viên của công ty tiết lộ công việc kinh doanh chính tại công ty là mang thai hộ và họ có một "nguồn lực chất lượng cao" cho hoạt động.