Bác sỹ lý giải về hiện tượng viêm tủy xương sau Covid-19 khiến dư luận xôn xao

Thanh Mai |

Các chuyên gia y tế đều khẳng định chưa thể khẳng định các trường hợp mắc bệnh lý viêm tủy xương đều là do Covid-19.

Vừa qua, việc xuất hiện nhiều ca mắc bệnh lý viêm tủy xương sau khi mắc Covid-19 khiến dư luận xôn xao. 

Trao đổi với Zing, tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết trước đây, căn bệnh này khá hiếm gặp. Sau dịch Covid-19, số lượng bệnh nhân viêm tủy xương xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khẳng định điều này hoàn toàn không khẳng định người bệnh mắc viêm tủy xương là do mắc Covid-19 mà đây chỉ có thể là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


PGS.TS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, cho biết chưa ghi nhận các ca bệnh viêm tủy xương trong thời gian gần đây, mới chỉ xuất hiện một số ca có viêm nhiễm, áp xe ở các hình thức khác. Ở những trường hợp này, tình trạng viêm cũng có thể lan xuống tận trung thất, gây tắc thở, phù nề...

TS Lê Quốc Hùng cho biết: “Chúng ta cần hiểu rõ vấn đề. Covid-19 là bệnh gây ra do cơ thể nhiễm virus. Với một số người có bệnh nền khi mắc Covid-19, SARS-CoV-2 có thể khiến tình trạng rối loạn miễn dịch gia tăng, từ đó làm bệnh nặng hơn”.

Ông Hùng cũng thông tin thêm, trên thế giới cũng có những ca khỏi Covid-19 xảy ra tình trạng này, lúc này khả năng bị nhiễm các loại virus, vi trùng dễ dàng hơn. Cũng như người ốm những người từng mắc Covid-19 cũng bị tổn thương cơ thể, sức khỏe suy giảm cho nên dễ mắc bệnh hơn.

“Do đó, vấn đề bệnh lý viêm tủy xương không liên quan trực tiếp đến Covid-19. Thay vào đó, nguyên nhân có thể đến từ việc cơ thể bệnh nhân sau khi nhiễm nCoV bị yếu đi, dễ mắc các bệnh khác hơn”, ông Hùng nhận định.

PGS Trần Cao Bính cho rằng việc số lượng bệnh nhân bị hoại tử xương hàm tại TP.HCM thời gian tăng lên là điều dễ hiểu vì hệ thống miễn dịch con người suy giảm. tìình trạng này càng dễ xảy ra khi các bệnh nhân mắc Covid-19 diễn biến nặng và phải điều trị bằng corticoid. 

Bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung, khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, thừa nhận thời gian qua chưa gặp trường hợp nào có các biểu hiện tương tự. Tuy nhiên, qua theo dõi các thông tin liên quan, bác sĩ Nhung nhận định nguyên nhân có thể không đến từ Covid-19.

“Tôi nghĩ các bệnh nhân có thể đã có bệnh lý về vùng hàm mặt từ trước. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM trong thời gian rất dài, các hoạt động khám, chữa bệnh không được diễn ra như bình thường khiến tình trạng bệnh không được xử lý sớm. Điều này có thể khiến bệnh nhân bị đau và phải nhập viện trong một biến chuyển khác”, bác sĩ Nhung nêu giả thuyết.

Bác sĩ Nhung cho rằng vấn đề cần đặt ra là nguồn gốc của bệnh. Với các bệnh nhân viêm tủy xương ở TP.HCM, Covid-19 có thể không phải nguyên nhân khi SARS-CoV-2 chủ yếu ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

Ngoài ra cũng có một số loại thuốc, hóa chất chứa chất gây viêm tủy xương, cần xác định xem bệnh nhân đã được điều trị Covid-19 bằng thuốc gì.

Bác sĩ Nhung cho rằng tình trạng viêm tủy xương ở các bệnh nhân tại TP.HCM không đến từ Covid-19. Thay vào đó, chúng ta cần xem kỹ lại lượng thuốc họ đã được điều trị là gì.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Du lịch Việt Nam: Giải 'bài toán' nhân lực du lịch giai đoạn hậu COVID-19

PV |

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, du lịch Việt Nam đã nhanh chóng khởi sắc trở lại với nhiều điểm đến, sản phẩm trải nghiệm cùng các dịch vụ lưu trú, vận tải được du khách đón nhận.

Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?

Phương Minh |

Đó là câu hỏi được đặt ra tại buổi tọa đàm “Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 1/7/2022. Đặt ra vấn đề này bởi SARS-CoV-2 vẫn rất khó lường. Tiêm vắc xin mũi nhắc lại là cách phòng bệnh tốt nhất. Bản chất của vi rút SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Đã có nhiều biến thể mới và có thể có nhiều biến thể hơn trong tương lai, thậm chí có thể trở thành biến chủng mới. Tức là vi rút SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện. Một khi còn chủng vi rút lưu hành thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng. Do đó, điều tốt nhất là phải tiêm phòng vắc xin để bảo vệ tất cả.

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 'chưa có dấu hiệu chấm dứt'

PV |

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/7 cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt", đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang "tự do lưu hành" trên thế giới.

Những căn bệnh hậu Covid-19

Thanh Mai |

Nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài này tăng lên theo mức độ nghiêm trọng khi mắc Covid-19.