Bộ Y tế: Đã có 5.545 ca mắc tay chân miệng, 1 trường hợp tử vong, dự báo dịch có thể gia tăng

PV |

Cả nước đã có 5.545 ca mắc tay chân miệng, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây...

Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9-11 hằng năm. Bộ vừa có văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trước tình trạng dịch có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

Theo Bộ Y tế, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2022 đến nay cho thấy, cả nước đã ghi nhận 5.545 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Bình Thuận.

Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.
Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch...

Chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Các địa phương chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và đáp ứng các tình huống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông về công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Thực hiện tuyên truyền tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức.

Cùng với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với ngành y tế để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh trong trường học...

Tại trường học, thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Bộ cũng yêu cầu các địa phương phải đảm bảo nhu cầu phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Tập trung các biện pháp phòng, chống để ngăn chặn tình trạng dịch bệnh tay chân miệng lan rộng, kéo dài.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ

Hoài Nhung |

Trong những năm gần đây, xu hướng dậy thì sớm đang ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đây là một tình trạng nguy hiểm và gây nhiều hệ lụy cho cuộc sống của thế hệ tương lai, ảnh hưởng tới tâm lý của bản thân trẻ cũng như gia đình. Các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm, có hiểu biết đúng đắn trong chăm sóc sức khỏe trẻ để nhận biết và phòng ngừa nguy cơ dậy thì sớm cho con mình.

Vaccine có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa khỉ đến 85%

Hà My |

Nhiều chuyên gia y tế thế giới nhận định vaccine vẫn hiệu quả đối với bệnh đậu mùa khỉ. Giới chức Mỹ khẩn trương mua vaccine trong bối cảnh các ca mắc virus gây bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp tiếp tục xuất hiện tại nước này và châu Âu.

Quốc gia châu Âu đầu tiên cho nữ lao động nghỉ có lương ngày 'đèn đỏ'

Bảo Hà |

Để chính thức được thông qua, dự luật này cần phải được đánh giá trong một phiên điều trần công khai và một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội.

Nguy cơ mắc bệnh sán lá gan do ăn sống các loại rau thủy sinh

T.G |

Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau thủy sinh như: Rau muống, rau cần, rau cải xoong, rau rút, ngó sen... hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.