Các trường hợp có thể bị dị ứng với vaccine COVID-19

Thanh Mai |

Những người đã từng phản ứng dị ứng nặng với các loại vaccine tiêm hoặc các thuốc sinh học cũng là đối tượng có nguy cơ cao dị ứng với vaccine Covid-19.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP HCM khi chích vaccine Covid-19, người tiêm có thể gặp phải một số phản ứng như đau, sưng và đỏ ở chỗ chích, sốt nhẹ, đau nhức cơ, nhức đầu, một số người có thể mất khẩu vị, chán ăn kéo dài vài tiếng hoặc vài ngày, sau đó tự hết. 

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt có thể bị dị ứng với vaccine Covid-19, khoảng 5 đến 30 phút sau tiêm như sưng, đỏ, ngứa và đau ở chỗ tiêm. 

 

Những người bị nặng hơn sẽ có biểu hiện toàn thân, như đỏ da, ngứa da, nổi mày đay, nặng hơn có thể gây nghẹt thở, thở rít, chóng mặt, ngất do tụt huyết áp (sốc phản vệ), đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Hai hợp chất có khả năng gây dị ứng trong vaccine Covid-19 là Polyethylene glycol (PEG, macrogol) có trong vaccine của Moderna, Pfizer; Polysorbate 80 có trong vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson. PEG và Polysorbate 80 là các chất ổn định có trong vaccine, giúp nó giữ được hoạt tính trong quá trình bảo quản. Các nhà khoa học cho rằng, một người dị ứng với PEG cũng có thể dị ứng chéo với Polysorbate 80.

Ccác dữ liệu chưa đầy đủ để đưa ra khuyến cáo "ai là người có nguy cơ dị ứng với vaccine Covid-19" và ũng chưa có quy trình xét nghiệm nào đủ độ nhạy để phát hiện ra. Mặc dù vậy, những bệnh nhân từng biết là dị ứng với PEG và Polysorbate 80 sẽ có khả năng cao dị ứng với vaccine Covid-19, bác sĩ phân tích.

Điểm giúp gợi ý một người dị ứng PEG là nếu người đó từng có tiền sử dị ứng hay phản vệ với nhiều loại thuốc khác nhau, hoặc dị ứng với nhiều loại mỹ phẩm có thành phần là PEG. Những người có tình trạng phản vệ hay sốc phản vệ xảy ra vô cớ, không rõ nguyên nhân cũng là người có nguy cơ cao dị ứng với vaccine này. Những người đã từng phản ứng dị ứng nặng với các loại vaccine tiêm hoặc các thuốc sinh học cũng là đối tượng có nguy cơ cao dị ứng với vaccine Covid-19.

Bác sĩ Duy dẫn lại khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Lý do là các loại thuốc này không giúp ngăn chặn tình trạng phản vệ do vaccine, nhưng lại có khả năng làm "mờ nhạt" triệu chứng dị ứng như mày đay, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị dị ứng, phản vệ sau tiêm bị chậm trễ. Bác sĩ Duy nhận định một số trường hợp vừa mới tiêm xong vaccine thì có biểu hiện da tái xanh, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu là do phản ứng thần kinh (vasovagal reaction) chứ không liên quan đến dị ứng. 

Phản ứng dị ứng, phản vệ thường xảy ra sau khi tiêm một chút, sớm nhất là 5 phút, và thông thường là 15-30 phút sau khi tiêm. 

Người tiêm chỉ nên tiêm vaccine ở những nơi có sẵn các trang thiết bị cấp cứu sốc phản vệ, và phải ở lại cơ sở y tế để được theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Lào cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine cho người muốn xuất cảnh

PV |

Bộ Y tế Lào cho biết sẽ cấp chứng nhận tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 bằng tiếng Anh cho người có ý định xuất cảnh, nhưng khuyến cáo quy định về “hộ chiếu vaccine” ở mỗi quốc gia là không giống nhau.

Gần 1 triệu liều vaccine Chính phủ Nhật tặng đã tới sân bay Nội Bài

Thuỳ Giang |

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Việt Nam cam kết sử dụng hiệu quả lô vaccine này và sẽ sớm vận chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để tiêm cho người dân phòng chống dịch.

Cuba đồng ý chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sản xuất vaccine Abdala ngừa COVID-19

Linh Trần |

Cuba sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 Abdala. Vaccine này đã qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, kết quả cho thấy có khả năng ngăn chặn các loại biến thể của virus SARS-CoV-2.

Lào bắt đầu đợt tiêm vaccine mới miễn phí trên toàn quốc

PV |

Ngày 15-6, Lào bắt đầu đợt tiêm vaccine mới miễn phí cho người dân nhằm tiến tới mục tiêu 50% dân số được tiêm vaccine để phòng, chống Covid-19. Việc tiêm vaccine tại Lào thời gian vừa qua bị chững lại một thời gian do quốc gia này phải vừa cân đối lượng vaccine nhận được cũng như nhu cầu cần tiêm vaccine của người dân tăng cao sau khi dịch Covid-19 bùng phát vòng hai tại Lào hồi giữa tháng 4 vừa qua.