Chăm sóc tốt sức khỏe tâm thần để cân bằng sự khỏe mạnh

Bội Nhiên |

Bất kỳ người nào cũng có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó trong cuộc đời khi các yếu tố tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng trong đời sống sức khỏe như thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần... gặp phải sang chấn. Rối loạn tâm thần có thể dự phòng và chữa trị hiệu quả. Do đó, mọi người nên có nhận thức đúng về căn bệnh này và xóa bỏ sự kỳ thị đối với người mắc rối loạn tâm thần.


Trong 9 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 5 trường hợp mắc rối loạn tâm thần được phát hiện mới và toàn tỉnh có 2.526 người/3.031 người mắc rối loạn tâm thần trong danh sách quản lý được điều trị tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm và rối loạn tâm thần khác.

Người dân tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật -Ảnh: BỘI NHIÊN
Người dân tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật -Ảnh: BỘI NHIÊN

Hiện nay, chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT) tại cộng đồng được triển khai và duy trì hoạt động dựa vào mạng lưới bao gồm Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT), 9 trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố và 125 trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Với điều kiện của một tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa tâm thần, chương trình Chăm sóc SKTT được thực hiện lồng ghép vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế và Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị được giao làm đầu mối về chỉ đạo tuyến.

Bác sĩ Nguyễn Viết Kỳ, phụ trách chương trình Chăm sóc SKTT tại cộng đồng, Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị cho biết: “Tiếp tục khai thực hiện chương trình chăm sóc SKTT tại cộng đồng, Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị duy trì hoạt động khám và điều trị ngoại trú các rối loạn tâm thần với nguồn thanh toán thuốc điều trị từ bảo hiểm y tế, cấp thuốc điều trị ngoại trú rối loạn tâm thần với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.

Trung tâm KSBT đã tổ chức 27 lớp tập huấn về chăm sóc SKTT với sự tham gia của cán bộ thôn và các ban, ngành ở cơ sở cũng như tiến hành 34 lượt giám sát điều trị bệnh tâm thần tại nhà ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Hải Lăng trong 9 tháng đầu năm 2024”.

Một trong các nội dung chuyên môn của chương trình Chăm sóc SKTT tại cộng đồng được Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị chú trọng trong thời gian qua là lồng ghép truyền thông trong các buổi tập huấn chuyên môn và hoạt động thường xuyên của trạm y tế. Thông qua các hoạt động này nhằm tuyên truyền phòng chống rối loạn tâm thần, cách phát hiện sớm, điều trị sớm và quản lý tốt các rối loạn để hạn chế sự sa sút do bệnh tâm thần.

Cán bộ và nhân viên y tế đảm nhiệm hoạt động luôn nhắc người bệnh uống thuốc đều đặn, hướng dẫn người nhà về chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó, chương trình phối hợp với khoa Truyền thôngGiáo dục sức khỏe đưa các thông tin về tại cộng đồng đăng tải trên Báo Quảng Trị, trang thông tin điện tử của Sở Y tế và website của Trung tâm KSBT nhằm góp phần nâng cao nhận thức về SKTT và thực hành chăm sóc tích cực SKTT của mọi người.

Để phòng tránh các bệnh liên quan đến SKTT, mỗi người dân cần cởi bỏ áp lực, tìm cách tự cân bằng về tinh thần mỗi khi đối diện với những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. “Mỗi ngày tôi dành ba mươi phút tập chơi đàn piano với chồng hoặc con gái và nhận ra rằng có những điều mình không thể nói bằng lời mà chỉ có thể nói bằng âm nhạc.

Khi tự mình có sự cộng hưởng với giai điệu của các bản nhạc mà mình yêu thích thì cảm giác rất tuyệt vời và mình được chữa lành tổn thương do stress”, chị Lâm Thị Hạnh, 50 tuổi, ở Phường 1, thành phố Đông Hà chia sẻ. Chọn Yoga làm liệu pháp thư giãn tinh thần, cô Nguyễn Thị Lan ở thị trấn Khe Sanh cùng nhóm bạn ngồi thành vòng tròn trong 50 phút mỗi tối để “thật sự lắng nghe và mang lại cảm giác an toàn”. Hàng ngày, một vài đồng nghiệp của cô thực hành thiền tại nơi làm việc để điều chỉnh nhịp tim, nhịp thở, sóng não và khôi phục sự cân bằng các trường năng lượng của cơ thể sau giờ làm việc.

Nỗ lực thực hiện chương trình Chăm sóc SKTT tại cộng đồng, Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị góp phần “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác” như một trong các mục tiêu của Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tự hào là công dân tiêu biểu của thành phố Đông Hà

Quang Hiệp |

Thời gian qua, danh hiệu công dân tiêu biểu thành phố Đông Hà đã trở thành ước mơ, mục tiêu phấn đấu và là động lực của nhiều người. Từng vinh dự được trao tặng danh hiệu này, những công dân tiêu biểu của thành phố đang từng ngày vươn lên hoàn thiện bản thân, cống hiến nhiều hơn. Họ cũng chính là nguồn cảm hứng cho nhiều người khác.

Thủ đô Hà Nội - Nơi hội tụ và tỏa sáng những tinh hoa văn hóa dân tộc

PV |

Kỷ niệm 70 năm giải phóng, Thủ đô vươn mình mạnh mẽ, xứng tầm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, hướng tới tương lai rực rỡ.

Thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Xuân Thế |

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Trong những năm qua Đồn Biên phòng Triệu Vân (Triệu Phong, Quảng Trị) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của người dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, với phương châm mỗi “thôn, xóm là một pháo đài”, mỗi người dân là một cột mốc sống.

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống để tạo việc làm cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Võ Thái Hòa |

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông có những nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội, nghi lễ, trang phục, nghề truyền thống riêng, tạo nên tính phong phú, đa dạng và độc đáo của nền văn hóa cộng đồng. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng miền núi của tỉnh là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, là nguồn lực cho phát triển KT-XH, trong đó lấy giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô làm điều kiện cốt lõi để xây dựng môi trường du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, góp phần thúc đẩy ngành du lịch vùng miền núi của tỉnh phát triển, tạo việc làm cho phụ nữ đồng bào DTTS.