Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho học sinh, sinh viên trước thềm năm học mới

PV |

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, hiện nay, thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ hằng ngày dao động trong khoảng 26 - 32 độ C là điều kiện thuận lợi phát sinh bọ gậy và muỗi, kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết với nhiều ca mắc trên địa bàn, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao; học sinh, sinh viên từ các tỉnh lân cận bắt đầu về Hà Nội nhập học là nguy cơ làm gia tăng đối tượng mắc sốt xuất huyết trong thời gian tới.

Ngoài sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh thủy đậu, tay chân miệng cũng có nguy cơ bùng phát. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong những tuần gần đây, địa bàn thành phố ghi nhận trung bình từ 40 - 50 ca mắc tay chân miệng/tuần. Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 1.169 ca tay chân miệng (giảm gần 100 ca so với cùng kỳ năm 2022) và 36 ổ bệnh. Hiện còn một ổ bệnh tay chân miệng đang hoạt động tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm với 2 ca mắc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hà Nội có khoảng 2.000 ca thủy đậu, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm trước. Số lượng bệnh nhân mắc thủy đậu, tay chân miệng phần lớn ở nhóm tuổi Mầm non và Tiểu học. Đáng chú ý, theo quy luật hàng năm, thời điểm học sinh quay lại trường học, trùng với thời điểm bệnh tay chân miệng tăng mạnh vào khoảng tháng 9, 10.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, các quận, huyện, thị xã cần tăng cường theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch.

Sắp tới, khi học sinh quay trở lại trường học trùng với thời điểm bệnh tay chân miệng tăng mạnh vào khoảng tháng 9, 10 hằng năm, các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn cần sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh từ sớm, từ xa của mỗi cá nhân và tập thể.

Thông qua kênh truyền thông của nhà trường nâng cao ý thức phòng bệnh cho học sinh, cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục cũng như tại hộ gia đình, cộng đồng. Trước nguy cơ lây lan mạnh bệnh đau mắt đỏ, khi trẻ được chẩn đoán đau mắt đỏ, gia đình cần cho con nghỉ ngơi, cách ly tại nhà để tránh dịch bệnh lây lan. Cùng với đó, các bậc phụ huynh lưu ý, khi có những dấu hiệu như trẻ sợ sáng, quấy khóc, sưng nề phát triển nhanh, ánh mắt mờ đục, có mủ ở lòng đen... cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.

(Nguồn: Ngày Nay)

Tập cho con thói quen đọc sách từ nhỏ

Trần Tuyền |

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ từ nhỏ là vô cùng quan trọng nhằm phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, muốn như vậy thì các bậc phụ huynh phải thay đổi thói quen để làm gương cho con.

Bia rượu gây dị tật bẩm sinh và mất trí nhớ

PV |

Bằng chứng về tác động của rượu đối với sức khỏe não bộ ở mọi lứa tuổi, từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi “xuống mồ”, ngày càng rõ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc.

Bé gái 1 tuổi mắc ung thư máu quái ác sau khi dùng loại bát "tử thần" này

Phạm Trang |

Loại bát được nhiều phụ huynh ưa chuộng sử dụng cho trẻ nhưng lại mang đến những nguy hiểm không ngờ.

10 năm tìm con trong vô vọng, liên tục sảy thai, sinh non, người phụ nữ vỡ òa bởi câu nói của bác sĩ

Tuấn Minh |

"Vô sinh thứ phát, tiền sử 2 lần sảy thai, 1 lần sinh non, tôi có thể sinh con nữa không?", chị Ngọc tự hỏi bản thân trên hành trình tìm con.