Nghiên cứu: COVID-19 có thể để lại di chứng ở não người bệnh

Vũ Hội |

Theo nghiên cứu, “chất xám” ở thùy trán và thùy thái dương đã bị mỏng đi ở nhóm mắc COVID-19, khác với tình trạng bình thường ở nhóm không mắc COVID-19.

Đại dịch COVID-19 đã kéo dài hơn 18 tháng qua và giới nghiên cứu khoa học đang nỗ lực tìm hiểu những tác động của virus SARS-CoV-2 đối với cơ thể của người bệnh.

Những phát hiện ban đầu đang làm dấy lên lo ngại rằng COVID-19 có thể để lại hậu quả lâu dài đối với não bộ con người.

Đây là nội dung bài viết của Phó giáo sư Jessica Bernard, chuyên gia về thần kinh và nhận thức tại Đại học Texas A&M (Mỹ), được đăng tải trên tạp chí The Conversation mới đây.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt rõ rệt về “chất xám” giữa những người từng mắc COVID-19 và những người chưa mắc. (Nguồn: Getty Images)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt rõ rệt về “chất xám” giữa những người từng mắc COVID-19 và những người chưa mắc. (Nguồn: Getty Images)

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn trong tháng 8 đã cho thấy những kết quả ban đầu về sự thay đổi của não bộ ở các bệnh nhân COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên một cơ sở dữ liệu có tên là UK Biobank, chứa dữ liệu hình ảnh não bộ của hơn 45.000 người ở Anh từ năm 2014. Điều quan trọng ở đây là họ có dữ liệu cơ bản và hình ảnh não được chụp trước khi xảy ra đại dịch.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích cơ sở dữ liệu ban đầu, sau đó chụp lại hình ảnh não bộ của những người mắc COVID-19 và những người chưa mắc, rồi so sánh với nhau.

Việc so sánh dựa trên các tiêu chí nhóm tuổi, giới tính, ngày xét nghiệm và địa điểm nghiên cứu, đồng thời tính đến các yếu tố tác động tới bệnh như thể trạng và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi cá nhân.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt rõ rệt về “chất xám” - các tế bào thần kinh xử lý thông tin trong não - giữa những người từng mắc COVID-19 và những người chưa mắc.

Cụ thể, “chất xám” ở thùy trán và thùy thái dương đã bị mỏng đi ở nhóm mắc COVID-19, khác với tình trạng bình thường ở nhóm không mắc COVID-19.

Với người bình thường, sự thay đổi về khối lượng hoặc độ dày của “chất xám” cũng diễn ra theo thời gian khi con người già đi. Nhưng trong nghiên cứu này, sự biến đổi ở những người mắc COVID-19 diễn ra mạnh hơn.

Đáng lưu ý, nhóm nghiên cứu đã tách những bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện thành một nhóm riêng và phát hiện sự thay đổi của “chất xám” cũng tương đương với những bệnh nhân thể nhẹ. Điều này cho thấy người mắc COVID-19 dù nhẹ cũng có biểu hiện não bộ suy giảm về khối lượng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu những thay đổi về khả năng nhận thức và phát hiện những người đã mắc COVID-19 xử lý thông tin chậm hơn so với những người không mắc bệnh.

Mặc dù còn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng, tuy nhiên với số lượng mẫu nghiên cứu lớn, dữ liệu trước và sau khi mắc bệnh của cùng một người và sự so sánh cẩn thận với những người chưa mắc COVID-19 đã khiến nghiên cứu sơ bộ này trở nên đặc biệt có giá trị.

Ở giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, các báo cáo đều cho thấy một trong những thay đổi phổ biến nhất ở các bệnh nhân là mất khứu giác.

Đáng chú ý là các vùng não mà các nhà nghiên cứu phát hiện có tác động bởi COVID-19 đều có liên quan đến “hành khứu giác” - một cấu trúc phía trước não bộ truyền tín hiệu mùi từ mũi đến các vùng não khác.

Hành khứu giác có kết nối với các vùng của thùy thái dương, là nơi đặt vùng “hồi hải mã”. Hồi hải mã có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, do liên quan đến trí nhớ và các quá trình nhận thức.

Khứu giác cũng rất quan trọng khi nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Một số báo cáo cho rằng người có nguy cơ mắc Alzheimer sẽ bị giảm khứu giác.

Mặc dù còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về tác động lâu dài từ những thay đổi do COVID-19 tạo ra, nhưng việc nghiên cứu các mối liên hệ có thể có giữa tác động này đến trí nhớ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các vùng não bộ liên quan và tầm quan trọng của chúng đối với khả năng ghi nhớ của con người.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Người đã tiêm 1 mũi vaccine COVID-19 không phải xét nghiệm khi đi máy bay, tàu hỏa

PV |

Trong văn bản trả lời về kế hoạch khôi phục vận tải của Bộ GTVT, Bộ Y tế khẳng định không yêu cầu xét nghiệm đối với hành khách đã tiêm 1 liều vaccine sau 3 tuần, hoặc đã tiêm đủ liều vaccine, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Hướng Hóa: Triển khai tiêm vắc xin COVID-19 lưu động khu vực biên giới

Lê Trường |

Ngày 29/9/2021, tại Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Vân Kiều - Pa Kô xã Lìa, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên đợt 7 (mũi 1) bằng xe tiêm chủng lưu động.

Bí thư phường xin lỗi người phụ nữ bị cưỡng chế xét nghiệm COVID-19

Thanh Mai |

Giải thích về việc phá khóa, đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Phú cho rằng do bà Lan không hợp tác nên phải cưỡng chế.

Ca nhiễm tiếp tục xuất hiện ở các nhà máy, Lào thêm ca tử vong do Covid-19

Tổng hợp |

Số ca nhiễm cộng đồng tiếp tục tăng cao ở thủ đô Vientiane, đặc biệt là từ các ổ dịch nhà máy, trong khi Lào vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong do Covid-19.