Người Việt chi hàng nghìn tỷ đồng cho trà sữa mỗi năm, đứng top đầu Đông Nam Á

Thanh Mai |

Việt Nam đứng thứ 3 với 362 triệu đô la Mỹ (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng), cao hơn Singapore (đứng thứ 4) với 342 triệu đô la (khoảng 8.000 tỷ đồng).

Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên trang tin nổi tiếng ở Singapore The Straits Times, Việt Nam nằm trong top đầu danh sách các nước tiêu thụ trà sữa cùng Indonesia, Thái Lan... Theo thống kê, người Việt chi khoảng 362 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng) để uống trà sữa trong một năm.

Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017. Khảo sát của một số công ty khác cũng đưa ra con số ấn tượng.

 

Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%). Cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa với khoảng 100 thương hiệu đang cạnh tranh khốc liệt; con số này có xu hướng tăng nhanh do một loạt thương hiệu lớn vừa gia nhập thị trường.

Cũng theo nghiên cứu này, các thương hiệu trà sữa Đài Loan (Trung Quốc) vẫn đang thống trị thị trường Đông Nam Á. Ngoài ra, gần đây đã có một số thương hiệu trà sữa của Trung Quốc (đại lục) bắt đầu phát triển.

Trà sữa du nhập Việt Nam từ năm 2002 nhưng phải đến năm 2012 mới bắt đầu mạnh lên do các thương hiệu trà sữa Đài Loan đưa mô hình kinh doanh dạng chuỗi vào thị trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, hàng loạt chuỗi thương hiệu ngoại nhập lẫn trong nước cạnh tranh nhua. Không còn chỉ giới hạn trong tuổi teen, đối tượng khách hàng đã được mở rộng hơn đến trung niên, trong đó một bộ phận không nhỏ nhân viên văn phòng đã trở thành "tín đồ" trà sữa với tần suất đặt món ít nhất một lần mỗi tuần.

Theo giáo sư Leonard Lee thuộc Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore, uống trà sữa trân châu được coi là trải nghiệm thú vị, chưa kể là nhiều thương hiệu còn có các vị cùng cách thiết kế vỏ bên ngoài khá bắt mắt. Khách hàng có thể điều chỉnh vị theo ý thích cá nhân, tương tự như việc tự pha chế đồ uống tại nhà. Một lý do khác cho sự hấp dẫn là khả năng khách hàng quyết định mức độ lành mạnh của thức uống.

Giáo sư Lee, người nghiên cứu tâm lý khách hàng, giải thích: "Ví dụ như khi yêu cầu tỷ lệ đường thấp hơn trong đồ uống, người tiêu dùng cảm thấy uống trà sữa trân châu có lợi cho sức khỏe hơn là uống nước ngọt có ga thông thường".

Theo xu thế này, các thương hiệu trà sữa nổi tiếng đang thực hiện chiến lược mở rộng phạm vi phủ sóng đến thị trường tỉnh lẻ. Khi mức thu nhập trên đầu người ở các tỉnh ngày càng cao, nhu cầu ăn uống của người dân cũng có xu hướng tăng lên.

Tại các thành phố lớn, hình thức kinh doanh trà sữa khá phổ biến. Dù vậy ở tỉnh thành nhỏ lẻ, việc tạo dựng thương hiệu trà sữa riêng còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, thực tế là không nhiều thương hiệu nội địa có thể trụ lại. Dù có tỷ suất lợi nhuận cao, trà sữa là một ngành hàng ít có sự khác biệt vì các sản phẩm dễ sao chép, trong khi thách thức không nhỏ từ chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, trà sữa vẫn là một trong những sản phẩm được giới trẻ ưa thích nhất. Giữa năm 2019, Ten Ren, thương hiệu trà sữa Đài Loan và được The Coffee House mua nhượng quyền để kinh doanh từ năm 2017, thông báo dừng hoạt động. Chuỗi này ở giai đoạn phát triển nhất có 23 cửa hàng tại TP HCM và Đồng Nai nhưng phải dừng hoạt động vì kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Bệnh đậu mùa khỉ thử thách tinh thần đoàn kết y tế toàn cầu

PV |

Mặc dù hầu hết các ca tử vong do đậu mùa ở khỉ xảy ra ở châu Phi, châu lục này vẫn chưa nhận được bất kỳ loại vaccine nào. Trong cuộc cạnh tranh giành vaccine đậu mùa khỉ, EU và Mỹ một lần nữa bỏ rơi châu Phi.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm, tiêu chảy, ung thư cổ tử cung

Thanh Mai |

Chính phủ đồng ý lộ trình tăng thêm bốn loại vaccine phòng rota, phế cầu, ung thư cổ tử cung, cúm mùa...

Người dân cần có ý thức tốt hơn về phòng, chống tác hại thuốc lá

T.L |

Nhằm hướng tới xây dựng một môi trường không khói thuốc lá, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều hành động, giải pháp thiết thực. Tuy nhiên, để Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đi vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó có việc nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng.

WHO đặt tên mới cho các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ

PV |

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt lại tên các chủng virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành hiện nay, theo đó sử dụng chữ số La mã thay vì khu vực địa lý.