Những dấu hiệu nặng sau tiêm vaccine COVID-19 cần đến ngay cơ sở y tế

Thanh Mai |

Đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp đông máu sau tiêm vaccine Covid-19.

Một số triệu chứng thông thường sau tiêm vaccine Covid-19 có thể gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn... 

Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine Covid-19 là hiếm gặp, xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm như tê quanh môi hoặc lưỡi; phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da; ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc ở họng; nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng; thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho; mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...

 

Theo các chuyên gia, sau tiêm vaccine Covid-19, người tiêm còn có thể gặp một số dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối (đông máu) - giảm tiểu cầu, tuy nhiên rất hiếm gặp.

Diễn biến nặng lên gồm sốt cao > 39°C, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...

Bộ Y tế khuyến cáo sau khi tiêm, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Nghĩa - Phó Trưởng khoa Y, Đại học Y dược TP HCM, cho biết nếu huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi bị biến chứng thì sẽ có triệu chứng nhức đầu dữ dội, đau bụng, đau lưng; buồn nôn và nôn; thay đổi thị lực; thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; đau ngực và khó thở; sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.

Trường hợp nặng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như có vết bầm tím ngoài da dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt, khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; không đau và xuất hiện tự nhiên; chảy máu răng, miệng tự nhiên hoặc sau chải răng; chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên; tiểu máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi; kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết các vaccine khác hay bất kể các loại thuốc nào khi đưa vào cơ thể đều có phản ứng dị ứng của mỗi cá thể khác nhau.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, người tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng. Khi về nhà hoặc nơi làm việc, cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Bộ Y tế: Kiến nghị cấp phép vắc xin "made in Việt Nam" là quá sớm và nóng vội

Thanh Mai |

Đại diện Bộ Y tế khẳng định cần đảm bảo các vấn đề: Có an toàn không, có sinh miễn dịch không và có hiệu lực bảo vệ không?

Công ty Nanogen xin cấp phép khẩn cấp cho vắc xin COVID-19 "made in Việt Nam"

Thanh Mai |

Vắc xin Nano Covax đã hoàn thành tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho 1.000 tình nguyện viên đầu tiên trên tổng số 13.000 người.

Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi tiêm vắc xin COVID – 19

BS. Phan Thị Hồng Diệu |

Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.

10 điều bạn cần ghi nhớ trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Hải Nam |

Bộ Y tế vừa ban hành infographic hướng dẫn người dân những vấn đề nên biết khi đi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.