Những triệu chứng cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Thanh Mai |

Khi trẻ mắc COVID-19, cha mẹ cần theo dõi sát trình trạng sức khỏe của trẻ, đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.

Bác sĩ Nhi khoa Mạnh Cường - tình nguyện viên điều trị mẹ và bé F0 tại nhà cho biết: trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ thường chơi tốt, ăn ngon, không có biểu hiện khó thở, SpO2 > 96% thở khí trời. 

Với những trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể xin cho trẻ điều trị tại nhà, dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và cơ sở y tế địa phương.

Các bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc COVID-19. Ảnh: Thái Bình
Các bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc COVID-19. Ảnh: Thái Bình

Trong thời gian chăm sóc cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần lưu ý:

Khi trẻ sốt cao

- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng cân nặng nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, phòng tránh nguy cơ trẻ ngộ độc thuốc hoặc có thể tổn thương gan. 

Trẻ dưới 12 tháng, cha mẹ dùng viên đạn đặt hậu môn Efferalgan 80-150 mg. Trẻ từ 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng dạng đặt hậu môn, bột, siro như Hapacol 150, 250 mg, hoặc dùng liều 10-15 mg/kg cân nặng. 

Nếu thấy trẻ không hạ sốt sau 2 giờ, cha mẹ dùng Ibuprofen siro (liều 8-10 mg/kg) xen kẽ với hapacol. Kết hợp chườm ấm trán, nách, bẹn và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh

- Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, kèm nhịp thở nhanh, thở gắng sức, thở rên (phân biệt với tắc mũi), co rút cơ gian sườn, môi tím, đầu ngón tay, ngón chân tay lạnh, khó thở, thở rít, đầu gật gù theo nhịp thở, nghi ngờ viêm phổi, phụ huynh cho bé uống kháng sinh cần phải được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

- Cho trẻ dùng Oresol đường uống khi bị sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài nhiều (đi hơn 3 lần/ngày, phân lỏng).

Với trẻ

Với trẻ >1 tuổi: cho uống 5-15 ml Oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút. Không được pha Oresol vào sữa mẹ để cho con uống.

Khi trẻ ngạt mũi

- Khi trẻ bị ngạt mũi, có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc được chỉ định là Methophan dạng siro( trẻ trên 6 tháng), AT deslotaradin, Halixol, U-thel syrupt, xịt olyfrin, xitrat, nhỏ otriven với bé dưới một tuổi hoặc ottrivin cho bé trên một tuổi.

- Thường xuyên dùng nước muối sinh lý ấm để nhỏ vào mũi hoặc dùng chai xịt chứa nước biển sâu để rửa mũi ngày 5-6 lần. Với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối loãng, ấm 5-6 lần trên ngày.

Khi trẻ ho, nôn trớ

- Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giảm cơn ho và hạn chế ảnh hưởng tới các hoạt động ăn uống, bú, ngủ nghỉ, chơi, học tập của trẻ. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú nhiều bữa hơn. 

- Khi trẻ ho đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được: cha mẹ tránh dùng cùng lúc thuốc long đờm với thuốc giảm ho, phải có chỉ định của bác sĩ và không được lạm dụng kháng sinh để điều trị ho của trẻ nhỏ.

- Nếu bé nôn trớ nhiều, thường bé 1-2 tuổi, cha mẹ cần lập tức nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên nhằm giúp bé không bị sặc chất nôn. Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.

Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.

Nếu trẻ bị nôn trớ khi ngủ, cha mẹ nên đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.

Khi bé ngừng nôn, hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước ấm hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần cho uống luân phiên 50ml nước đường sau mỗi 30 phút để ổn định dạ dày cho trẻ. Trẻ trên 2 tuổi, các mẹ có thể pha nước gừng ấm cho trẻ uống từng chút một.

- Bổ sung các Vitamin và chất khoáng cho con: Trẻ lớn nên uống nước ép hoa quả như táo, cam, cà rốt, dưa hấu. Còn với trẻ nhỏ, quan trọng nhất là được bú mẹ tăng cường. Các bé đang bú mẹ thì phải tiếp tục bú và đảm bảo mẹ không bị lây chéo bằng cách đeo khẩu trang, kính che giọt bắn và sát khuẩn tay nhanh.

- Hướng dẫn trẻ tập thể dục nhẹ nhàng 15 phút mỗi ngày (trẻ lớn) duy trì các thói quen tốt để giữ tinh thần lạc quan để cùng nhau chiến thắng đại dịch COVID-19.

Nếu trẻ có những biểu hiện tím tái, khó thở, cha mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Cha mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2, tần số thở, nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ của con để báo nhân viên y tế, nhằm đưa ra hướng giải quyết cho các bé nhập viện.

- Trẻ em mắc COVID-19 mức độ trung bình có chỉ số SpO2 94%-96%

- Trẻ mắc COVID-19 mức độ nặng thường xuất hiện các triệu chứng như chỉ số SpO2 90% - 94%, trẻ bỏ ăn, ăn kém, bỏ bú, chơi kém. Trẻ thậm chí có biểu hiện viêm phổi nặng như: khó thở, môi tím, co rút cơ liên sườn.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Rửa xe gây quỹ trợ giúp trẻ em, hộ nghèo

Nguyễn Trang |

Hướng đến các hoàn cảnh khó khăn dịp đón Tết cổ truyền dân tộc, trong 2 ngày 20- 21/1, Hội LHTN xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) tổ chức chương trình rửa xe gây quỹ hỗ trợ cho trẻ em và các hộ nghèo trên địa bàn.

Trao hơn 1,2 tỉ đồng cho người khuyết tật, nạn nhân da cam, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Sỹ Hoàng |

Ngày 15/1, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị đã tổ chức trao 189 suất quà cho người khuyết tật, nạn nhân da cam, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.

COVID-19 làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Hải My |

Theo kết quả một nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trẻ em phục hồi sau mắc COVID-19 dường như có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2 cao hơn.

Tặng 200 chăn ấm, trang phục mùa đông cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nguyễn Trang |

Ngày 7/1, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với huyện Vĩnh Linh tổ chức trao 200 suất quà gồm chăn ấm, áo khoác, mũ len… cho trẻ em ở các xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà.