Nói chuyện với 236 người sống thọ nhất thế giới: Bỏ gì thì bỏ nhưng nhất quyết phải duy trì 9 thói quen này

PV |

Trong 20 năm qua, nhà nghiên cứu về tuổi thọ Dan Buettner đã đi khắp thế giới để nghiên cứu 5 vùng có nhiều người sống lâu đáng kinh ngạc.

Dan Buettner là một nhà thám hiểm, nhà nghiên cứu về tuổi thọ với nhiều cuốn sách bán chạy. Dựa trên cuộc phỏng vấn của ông với 263 người từ 100 tuổi trở lên, Dan thấy rằng những nhà "vô địch" sống thọ đều hành xử dựa trên cái mà ông gọi là "9 nguyên tắc quyền lực" - những thói quen mà người sống thọ nhất thế giới không thể không thực hiện mỗi ngày.

Dưới đây là "9 nguyên tắc quyền lực" giúp kéo dài tuổi thọ của họ:

1. Vận động tự nhiên

Những người sống lâu nhất thế giới không tập tạ, chạy marathon hay tham gia phòng tập thể dục. Thay vào đó, họ sống trong môi trường liên tục thúc đẩy họ vận động.

Họ trồng vườn và không có tiện nghi cơ khí cho công việc nhà và sân. Mỗi chuyến đi làm, đến nhà bạn bè hoặc đến nhà thờ đều bắt đầu bằng một chuyến đi bộ vui vẻ.

2. Sống có mục đích

Người Okinawa ở Nhật Bản gọi là "ikigai" và người Nicoya ở Costa Rica gọi là "plan de vida". Cả hai đều có nghĩa là "lý do tôi thức dậy mỗi ngày vào buổi sáng (mục đích, lý tưởng sống)".

 

Cư dân ở mọi Vùng xanh (vùng có nhiều người sống lâu nhất thế giới) mà Dan đến thăm đều có lý do để sống ngoài công việc. Nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng biết được mục đích sống của mình có thể kéo dài thêm 7 năm tuổi thọ.

3. Có thói quen để giảm căng thẳng

Ngay cả những người ở Vùng xanh cũng bị căng thẳng, có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và có liên quan đến mọi căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tuổi tác.

Nhưng họ có thói quen giúp giảm căng thẳng: Người Okinawa dành vài phút mỗi ngày để tưởng nhớ tổ tiên, người theo đạo Cơ Đốc Phục Lâm cầu nguyện, người dân Ikaria ngủ trưa và người dân Sardinia có giờ vui vẻ.

4. Quy tắc 80%

"Hara hachi bu" - câu thần chú 2.500 năm tuổi mà người Okinawa nói trước bữa ăn - nhắc nhở mọi người ngừng ăn khi dạ dày đã no 80%.

Người dân ở Vùng xanh ăn bữa ăn nhỏ nhất vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối và không ăn thêm gì nữa trong phần còn lại của ngày.

5. Ăn nhiều rau quả hơn

Đậu, bao gồm đậu fava, đậu đen, đậu nành và đậu lăng, là nền tảng của hầu hết chế độ ăn uống của người dân Vùng xanh. Thịt được ăn trung bình chỉ 5 lần mỗi tháng và trong một khẩu phần từ 85-100g, tương đương với kích thước của một bộ bài.

6. Rượu vang lúc 5 giờ chiều

Người dân ở Vùng xanh, thậm chí một số người theo đạo Cơ Đốc Phục Lâm, uống rượu ở mức độ vừa phải và thường xuyên. Người uống rượu vang ở mức độ vừa phải sống lâu hơn người không uống rượu.

Bí quyết là uống 1-2 ly mỗi ngày với bạn bè và/hoặc với đồ ăn. 

7. Hòa nhập với cộng đồng

Tất cả trừ 5 người trong số 263 người sống trăm tuổi mà Dan đã nói chuyện đều thuộc về một cộng đồng dân cư. Nghiên cứu cho thấy rằng tham dự các buổi lễ cộng đồng 4 lần mỗi tháng có thể kéo dài thêm từ 4 đến 14 năm tuổi thọ.

8. Đặt người thân yêu lên hàng đầu

Những người sống trăm tuổi ở Vùng xanh luôn chăm sóc cha mẹ và ông bà lớn tuổi ở gần hoặc trong nhà, các nghiên cứu cho thấy điều này có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở con cái họ.

Họ cam kết với một người bạn đời (điều này có thể kéo dài thêm 3 năm tuổi thọ) và họ dành nhiều thời gian và tình yêu thương cho con cái (điều này khiến trẻ em có nhiều khả năng trở thành người chăm sóc khi đến tuổi).

9. Tìm đúng bạn tri kỷ

Những người sống lâu nhất thế giới lựa chọn (hoặc được sinh ra trong) những vòng tròn xã hội ủng hộ các hành vi lành mạnh.

Người Okinawa tạo ra "moais" — nhóm năm người bạn cam kết với nhau suốt đời. Nghiên cứu cho thấy hút thuốc, béo phì, hạnh phúc và thậm chí cả cô đơn đều có tính lây lan. Ngược lại, mạng lưới xã hội của những người sống lâu định hình hành vi sức khỏe của họ theo hướng tích cực.

Tất nhiên, việc tuân theo những quy tắc này không đảm bảo rằng bạn sẽ sống đến 100 tuổi, nhưng bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để thêm nhiều năm hạnh phúc vào cuộc sống của mình.

(Nguồn: Phụ nữ Mới)

Nhiều lợi ích cho sức khỏe từ việc cai thuốc lá

T.L |

Thuốc lá và những tác hại do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe là vấn đề quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới. Hút thuốc lá không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn là gánh nặng cho phát triển KT-XH, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và để lại hậu quả nặng nề cho tương lai. Do vậy, cai thuốc lá là việc làm rất cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Ngành y tế với công tác chăm sóc sức khỏe gia đình chính sách, người có công

Nguyễn Hoài Nam |

Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn được ngành Y tế Quảng Trị xác định là nhiệm vụ quan trọng. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự để đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, điều dưỡng thể hiện tình cảm và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao sức khỏe

Ngọc Trang |

Thời gian qua, ngành y tế tỉnh Quảng Trị nỗ lực thực hiện Dự án 7 về chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số (DTTS); phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (MN), giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. Những kết quả bước đầu cho thấy, thể trạng, tầm vóc người DTTS, nhất là tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng đồng bào DTTS được cải thiện đáng kể.

Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PV |

Thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư.