Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị Covid-19: Có thể gây nguy hiểm tính mạng

Thanh Mai |

Dược sĩ cho biết: Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng, vừa sai về mặt pháp lý, có thể nguy hại tới tính mạng khi dùng không đúng chỉ định.

Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh, số lượng nhiễm covid-19 tăng cao, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, được rao bán trên mạng là "có khả năng điều trị covid-19". Xuất hiện nhiều nhất thấy có các nhãn thuốc như Liên hoa Thanh ôn, Arbidol hay Areplivir...

Tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa có cảnh báo nào về thuốc Liên hoa Thanh ôn, còn với Arbidol và Areplivir, thuốc chưa được cấp phép lưu hành, nhập khẩu chính thức. Thuốc bán trên mạng, nhóm diễn đàn đều là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng và được "cam kết điều trị bằng miệng"...

 

Arbidol (Umifenovir) là thuốc kháng virus phổ rộng được Nga, Trung Quốc sử dụng dự phòng và điều trị cúm mùa. Tại Việt Nam, thuốc này chưa được Bộ Y tế cấp phép, hiện bán phổ biến trên mạng xã hội và kênh online. Các loại thuốc này được người bán quảng cáo "ít tác dụng phụ, uống êm ái cho người cao tuổi, uống sớm phòng ngừa yếu tố hậu Covid". 

Dược sĩ Hà Quang Tuyến, Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biế, thuốc Arbidol (Umifenovir) được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 ở Trung Quốc ngay giai đoạn đầu bùng phát dịch. Tuy nhiên kết quả về hiệu quả của thuốc là không đồng nhất giữa các nghiên cứu.

Thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy thuốc Arbidol có hoạt tính kháng virus đối với một số virus đường hô hấp ở người như virus cúm A, B, C, adenovirus, rhinovirus...

"Nhiều nghiên cứu lâm sàng thuốc đã tạm dừng do hiệu quả không cao hoặc nguy cơ, tác dụng không mong muốn của thuốc lớn hơn nhiều so với hiệu quả", dược sĩ nói.

Dược sĩ Tuyến thông tin thêm, thuốc kháng virus có chỉ định trên một số đối tượng bệnh nhân Covid-19 nhất định nên người dùng các thuốc này cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc cũng có nhiều chống chỉ định, đòi hỏi người dùng phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng và giám sát tác dụng phụ.

Dược sĩ cho rằng sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng, vừa sai về mặt pháp lý do thuốc không được cấp phép lưu hành, vừa nguy hại tới tính mạng khi dùng không đúng chỉ định, vừa tạo cơ hội cho người bán trục lợi cá nhân.

Còn về Liên hoa Thanh ôn đang đang bị nhiều nước cảnh báo là có chất gây nghiện, nguy hiểm cho người dùng điều trị Covid. Thuốc này cũng không được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách thuốc dành cho bệnh nhân Covid-19.

Theo dược sĩ, Liên hoa Thanh ôn phổ biến trong đợt bùng phát SARS năm 2003, được Trung Quốc sử dụng như một loại thuốc không kê đơn điều trị cảm lạnh. Thuốc chứa các thảo dược như cây kim ngân, hoa kim ngân Nhật Bản, cây ma hoàng và rễ thông, được cho là có tác dụng giải độc phổi và thanh nhiệt. Người dân Trung Quốc truyền nhau như một phương pháp điều trị Covid-19 khi Omicron lây lan nhanh.

Hui Yang, phó giáo sư y học dự phòng và y học đa khoa tại Đại học Monash, Australia, cho biết trên ABC News, rằng Liên hoa Thanh ôn được Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc phê duyệt để điều trị người nhiễm virus họ corona có triệu chứng nhẹ như ho, sốt và mệt mỏi. Nhưng theo Cơ quan Quản lý Dược phẩm Australia (TGA) mới đây thông báo không cấp phép lưu hành Liên hoa Thanh ôn bởi nó chứa ma hoàng, thành phần chính tạo ra methamphetamine (chất gây nghiện tổng hợp). 

"Cây ma hoàng có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với bệnh nhân, bao gồm nhiễm độc tim, tổn thương mắt không thể phục hồi và suy giảm lượng đường trong máu", TGA cho biết. 

Theo TGA, Trung Quốc cho phép sử dụng ma hoàng để điều trị các bệnh như cảm lạnh và hen suyễn nhưng người bệnh cần được bác sĩ có trình độ về y học cổ truyền theo dõi chặt chẽ. 

Cuối năm ngoái, giới chức Singapore đã cảnh báo về việc sử dụng Liên hoa Thanh ôn chữa Covid-19. Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) cho biết thuốc không được cấp phép điều trị người nhiễm nCoV. Theo HSA, các thuốc thảo dược trị cảm lạnh thông thường và cảm cúm chỉ nên sử dụng để làm giảm các triệu chứng.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng cảnh báo một số công ty dược phẩm đã quảng cáo sai lệch về Liên hoa Thanh ôn rằng chúng có thể giảm thiểu, ngăn ngừa, điều trị Covid-19.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Hướng dẫn điều trị trẻ em là F0 mức độ nhẹ không dùng thuốc

TL |

Ngày 22/2/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 405/QĐ-BYT về Hướng dẫn chẩn đoán điều trị COVID-19 ở trẻ em. Theo đó, hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ không dùng thuốc như sau:

Lao động là F0 điều trị tại nhà cần lưu ý điều này để nhận được tiền hỗ trợ từ BHXH

Minh Khang |

Nhiều người lao động là F0 băn khoăn, trong thời gian chữa trị tại nhà cần phải làm những thủ tục gì để nhận được tiền hỗ từ BHXH.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Thanh Mai |

Thuốc Molnupiravir có tác dụng giảm tải lượng virus trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và tử vong khi mắc COVID-19.

F0 điều trị tại nhà có được hưởng BHXH?

Hải My |

Nhiều người thắc mắc: F0 điều trị tại nhà, không đến cơ sở y tế. Vậy, trong thời gian nghỉ việc, chữa bệnh đó, F0 có được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) không?