Ai không làm được thì nên thay

Đào Tuấn |

“Ai không làm được thì nên thay làm sai thì nên kiểm điểm. Ai tham ô tham nhũng phải bị xử lý thật nghiêm khắc. Ai không làm được thì nên thay… Xin đừng lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân”.

Ngoặc kép là phát biểu nghị trường của ĐBQH Nguyễn Anh Trí, trước sự chậm trễ của Dự án Đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông, trước hàng chục dự án dang dở trên khắp cả nước.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa hứa: Sẽ đưa Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại trước Đại hội Đảng.

Đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang nằm “đắp chiếu” chờ chạy thương mại. Ảnh: Đ.T
Đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang nằm “đắp chiếu” chờ chạy thương mại. Ảnh: Đ.T

Hãy chú ý bối cảnh của phát ngôn: Vào ngày 28.10, ngay trước kỳ họp Quốc hội; Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Nội; Khi đích thân Thủ tướng nhấn mạnh, việc đưa Dự án vào sử dụng nhanh chóng và an toàn phải coi là nhiệm vụ chính trị đặc biệt.

Cũng không thể không nhắc: Cát Linh - Hà Đông đã 8 lần lỡ hẹn. Đến mức trước đó, chính Bộ trưởng Bộ GTVT còn không dám ấn định thời hạn cụ thể, dù “đã xong 99%”.

Nhưng vấn đề lại không chỉ có mỗi nỗi nhức nhối Cát Linh - Hà Đông.

Luôn được coi là các “siêu dự án”, nhưng trong 48 công trình, dự án trọng điểm mới chỉ có 24 được đưa vào khai thác. 6 dự án đang chậm tiến độ đến không biết khi nào mới xong, thậm chí đội vốn khủng khiếp. Đến mức Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế, Đỗ Văn Sinh từng bình luận đây là một “vấn nạn quốc gia”.

Hầu hết các dự án hạ tầng đều phải đi vay. Và đó, nợ công từ 30 triệu đồng đã tăng lên 40 triệu đồng từ sơ sinh cho đến già lão. Dân đang gánh nợ lớn, trong khi những con đường bêtông vẫn nằm ì ra đó, lơ lửng trên đầu dân. Chưa kể những hệ lụy xã hội từ việc tiến độ là rất khủng khiếp mà chưa có một tính toán nào tính chi tiết được những thiệt hại người dân phải gánh chịu”.

Trong khi đó, sân bay Vân Đồn 7.700 tỉ đồng do Sun Group làm chủ đầu tư chỉ mất hơn 2 năm để hoàn thành.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên từng ví von cực chính xác: Việc cấp bách “gấp vạn lần” (so với việc sân bay Vân Đồn) là cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất và xây dựng sân bay Long Thành thì chỉ riêng thời gian bàn bạc đã gấp mấy lần thời gian xây dựng sân bay Vân Đồn.

Các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã khởi công. Các dự án đường sắt vẫn phải làm... nhưng nếu không có một ai đó đứng ra chịu trách nhiệm cho những thiệt hại, nếu không có thay đổi trong việc triển khai dự án - chỉ cần như Sun, nếu không có sự quyết liệt cần thiết... thì có gì đảm bảo nó sẽ thôi là “vấn nạn quốc gia”?

ĐBQH Nguyễn Anh Trí đã nói rất đúng tâm tư của dân: “Ai không làm được thì nên thay”.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Mưa bão qua đi, di sản còn gì?

Hải Thanh |

Dải đất miền Trung mỗi năm lại đón một mùa bão lũ, các di tích nhà rường, nhà cổ, thành quách lăng miếu ở Quần thể di tích kiến trúc Huế (Thừa Thiên - Huế) và khu phố cổ Hội An (Quảng Nam) năm nào cũng chìm trong nước. Cứ mỗi lần bão ập xuống là mọi nỗ lực trùng tu bảo tồn các hiện vật di sản dường như rơi vào nguy cơ “đổ xuống sông xuống biển”.

Chuyên gia phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở ở miền Trung

Thanh Mai |

Ông Trịnh Xuân Hòa, Phó viện trưởng Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho rằng, mất rừng tự nhiên là một trong nguyên nhân sạt lở núi.

3 vụ lở đất, gần trăm nạn nhân và câu hỏi tại sao?

Đào Tuấn |

3 vụ sạt lở đã liên tiếp diễn ra tại Trà Leng và Trà Vân, Nam Trà My và Phước Sơn - Quảng Nam đã khiến 64 người dân bị vùi lấp trong đất đá. Rất may trong số này vẫn còn một số người dân còn sống sót nhưng dù sao đó cũng là một thảm họa thực sự.

Ăm Diệu, người giàu nhất giữa những người giàu!

Yên Mã Sơn |

Mười triệu đồng nó lớn đến bao nhiêu, mua được những gì? 10 triệu đồng sẽ chẳng là gì đối với giới thượng lưu. Cũng sẽ chỉ là bữa nhậu nho nhỏ hay cuộc vui ở quán bar hào nhoáng nào đó đối với họ…