Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Thu Hạ |

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giúp đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, người dân trong tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Để bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.


Thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về SHTT hiện hành, đặc biệt là Luật SHTT năm 2022 đã tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo được thường xuyên triển khai thực hiện. Qua đó các cấp, ngành và nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và quan tâm đến việc bảo vệ quyền SHTT.

Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 3 lớp tập huấn “Phổ biến kiến thức về SHTT và các chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn”.

Các lớp tập huấn đã phổ biến những điểm mới của Luật SHTT năm 2022, cách thức bảo vệ, quản lý, khai thác quyền SHTT đối với các sản phẩm đặc sản truyền thống, sản phẩm OCOP. Sở phối hợp với Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tập huấn về công tác quản lý sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh” cho cơ quan quản lý, các tổ chức, đơn vị được cấp văn bằng bảo hộ về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trên địa bàn tỉnh.

Sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” đang được tỉnh Quảng Trị triển khai đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý - Ảnh: H.T
Sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” đang được tỉnh Quảng Trị triển khai đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý - Ảnh: H.T

Tổ chức hội thảo “Xác định danh mục sản phẩm và loại hình bảo hộ xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng của địa phương” nhằm lấy ý kiến thống nhất danh mục sản phẩm tiềm năng của từng địa phương, từ đó xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu giúp địa phương chủ động trong khâu xác lập quyền SHTT cho từng sản phẩm chủ lực...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường kiểm tra công tác quản lý, sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, thường xuyên tư vấn hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản, thế mạnh của địa phương.

Công tác hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, thế mạnh của tỉnh cũng đạt một số kết quả tích cực. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã đăng ký bảo hộ được 2 chỉ dẫn địa lý (tiêu và chè vằng Quảng Trị), 6 nhãn hiệu chứng nhận và 59 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.

Mặt khác, tỉnh đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” của tỉnh Quảng Trị thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Trong năm 2024, tỉnh Quảng Trị đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 31 nhãn hiệu thông thường và 1 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Đáng chú ý, chương trình OCOP hàng năm đã thực hiện phân hạng và công nhận hơn 141 sản phẩm OCOP, phần lớn các sản phẩm đã đăng ký xác lập quyền SHTT. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai điều tra đánh giá hiệu quả sản phẩm hàng hóa đã được cấp văn bằng bảo hộ SHTT gắn với địa danh trên địa bàn tỉnh để có giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển.

Năm 2024, tỉnh cũng đã hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ cho 40 tổ chức, cá nhân trên địa bàn với tổng kinh phí trên 1,7 tỉ đồng. Trong đó có 6 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực ứng dụng, đổi mới công nghệ; 6 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực SHTT; 28 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển tài sản trí tuệ tại địa phương vẫn còn một số hạn chế như: số lượng văn bằng bảo hộ giống cây trồng, quyền tác giả và các quyền liên quan còn ít; việc xác lập quyền của các chủ thể chỉ tập trung chủ yếu vào nhãn hiệu, còn lại các đối tượng khác vẫn chưa được quan tâm nhiều.

Ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT của người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện, tuy nhiên sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề này còn hạn chế. Tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT xuất hiện ngày càng phổ biến, với quy mô và mức độ ngày càng tinh vi...

Thời gian tới, tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 155/ KH-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2030. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Đồng thời đẩy mạnh xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương và sản phẩm gắn với chương trình OCOP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Xây dựng 34 chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Hoài Thu |

Để phục vụ nhân dân và du khách dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 diễn ra từ ngày 9 - 13/3/2025, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng 34 chương trình tour du lịch.

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Lê Vy |

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.

Phát triển cà phê bền vững

Lê An |

Những năm gần đây, thay vì sản xuất đơn canh theo truyền thống, nhiều hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa chuyển đổi sang mô hình cà phê sinh thái, trồng cà phê theo hướng nông - lâm kết hợp. Đến nay, nhiều diện tích cà phê phát triển tươi tốt dưới tán cây ăn quả, cây bản địa, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng cà phê. Đây cũng là một trong những điều kiện lý tưởng để thích ứng quy định của Liên minh châu Âu về sản xuất cà phê không gây mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).

Khởi tố vụ án 'Giết người', khởi tố bị can đối tượng đốt quán cà phê làm 11 người tử vong

Mạnh Khánh |

Liên quan đến vụ cháy làm chết 11 người tại quán cà phê tại số 258 đường Phạm Văn Đồng, sáng sớm 19/12, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với C.V.H (sinh năm 1973. hiện trú tại: xã Đại Mạch, huyện Đông Anh (Hà Nội), có 2 tiền án về tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản”) để điều tra, xử lý hành vi đốt quán cà phê làm nhiều người tử vong tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vào đêm ngày 18/12.