Hướng Hóa nỗ lực xây dựng các mô hình học tập

Vân Trang |

Với mục tiêu xây dựng xã hội học tập (XHHT) điển hình ở miền núi, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã chú trọng đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập, nổi bật là mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.

 
Dòng họ Trương ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa tổ chức khen thưởng cho các con cháu có thành tích học tập tốt -Ảnh: KHHH 
      

Thực hiện Quyết định 387/QĐ-TTg và Quyết định 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030, huyện Hướng Hoá đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng trên toàn địa bàn.

Đến nay, toàn huyện có 17.528 gia đình đăng ký tham gia xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, trong đó, có 15.772 hộ được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, chiếm 72%; có 55 dòng họ đăng ký xây dựng mô hình “Dòng họ học tập”, trong đó, có 53 dòng họ được công nhận đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”, chiếm 96,36%.

Dòng họ Đinh tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa có trên 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu. Hơn 50 năm trước, sau khi đất nước được thống nhất, tháng 9/1975, người dân làng An Giạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong lên xây dựng vùng kinh tế mới tại đây theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước. Sau khi ổn định nơi ở mới, người dân họ Đinh làng An Giạ tiếp tục khai hoang lập làng và lấy tên gọi là Tân An Giạ.

Ngày đó, xuất phát từ nhu cầu thờ cúng tổ tiên, nhớ về nguồn cội, các hộ dân họ Đinh nơi đây đã họp bàn và quyết định xây dựng nhà từ đường tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Thời gian qua, cùng với sự phát triển của địa phương, cộng đồng các gia đình dòng họ Đinh làng Tân An Giạ có nhiều người học hành đỗ đạt cao với 2 tiến sĩ, 11 thạc sĩ, 15 cử nhân, 18 cháu đang học đại học. Đặc biệt, con cháu trong dòng họ không có ai bỏ học, có 5 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình cử nhân”.

Nhằm đưa phong trào khuyến học, khuyến tài dòng họ đi vào nền nếp, hiệu quả hơn, dòng họ Đinh đã thành lập Ban khuyến học dòng họ gồm 5 thành viên, xây dựng quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu quỹ khuyến học rất chi tiết, minh bạch. Đồng thời, Ban Khuyến học dòng họ Đinh còn phân công thành viên phụ trách công tác khuyến học, khuyến tài của từng phái; theo dõi tình hình tập của học sinh ở nhà trường, gia đình.

Hằng năm, trước ngày khai giảng năm học mới, Ban Khuyến học dòng họ đều tổ chức khen thưởng cho học sinh đạt thành tích cao các cấp và học sinh đỗ đại học, cao đẳng. Cùng với đó, mỗi năm, dòng họ đã hỗ trợ học bổng cho 6 học sinh là con hộ nghèo để động viên các cháu vượt khó, vươn lên trong học tập.

Đối với người lớn tuổi trong họ tộc, Ban Khuyến học dòng họ thường xuyên động viên mọi người tích cực học tập, tham gia học các lớp học tại trung tâm học tập cộng đồng xã, nhắc nhở các gia đình chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để góp phần xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”.

Những năm qua, việc xây dựng mô hình “Gia đình học tập” ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã đem lại nhiều kết quả rõ nét, tác động tích cực đến xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ, bình đẳng. Tỉ lệ gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập” ở huyện Hướng Hóa ngày một nhiều thêm, không chỉ tập trung ở các hộ dân thuộc vùng trị trấn Khe Sanh, Lao Bảo mà còn phát triển đến tận các bản làng xa xôi, vùng giáp biên giới.

Nhiều gia đình thuộc địa bàn xã miền núi khó khăn của huyện Hướng Hóa đã trở thành gia đình cử nhân tiêu biểu. Họ đã chú trọng hơn trong việc học của con em và chính bản thân mình để nâng cao dân trí, kỹ năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào lao động, sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để tiếp tục xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” tiêu biểu giai đoạn 2025 - 2030, huyện Hướng Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm không ngừng nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc cho Nhân dân trên địa bàn huyện về vai trò của gia đình, dòng họ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục các thế hệ con cháu và tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”.

Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo tinh thần “Nói cho hội viên nghe, nghe hội viên nói và hướng dẫn cho hội viên thực hiện”, cụ thể hoá các tiêu chí của các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” phù hợp với đặc điểm, tình hình ở từng vùng miền, góp phần xây dựng XHHT vững mạnh.

Khuyến khích các gia đình, dòng họ tổ chức tuyên dương, khen thưởng con cháu có thành tích trong học tập nhân các ngày giỗ hoặc họp mặt gia đình nhằm khích lệ, động viên, lan toả mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”.

Chú trọng xây dựng gia đình, dòng họ thực hiện “5 không” đó là: không có trẻ em không được chăm sóc; không có trẻ em đến tuổi mẫu giáo không được đến trường; không có trẻ em vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có học sinh lưu ban, bỏ học; không có người mù chữ, mù nghề, mù tin học.

Tăng cường vận động mỗi công dân phải có trách nhiệm với gia đình, với xã hội và có quyền được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân tốt, công dân số...

Nguồn tin: Báo Quảng trị

TAGS

Khơi dậy phong trào làm vườn cho người dân Hướng Hóa

Mai Lâm |

Kinh tế vườn là một phần của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Biết sử dụng, tận dụng đất vườn để sản xuất sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua, kinh tế vườn ở huyện Hướng Hóa hiệu quả thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Để khơi dậy phong trào làm vườn, huyện đã có chính sách hỗ trợ người dân khi cải tạo vườn tạp.

Dự án 8 gieo mầm bình đẳng giới ở Hướng Hóa

Trần Cát Linh |

Là một vùng biên cửa ngõ của tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du nhập văn hóa, tuy nhiên cũng là vùng “trũng” của những mối nguy hại đối với phụ nữ và trẻ em (PN&TE). Để giúp những nhóm yếu thế này giảm bớt sự dễ bị tổn thương do rào cản địa lý, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ và nhận thức, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, nỗ lực, bền bỉ gieo mầm xanh về bình đẳng giới và bước đầu gặt hái những quả ngọt.

Chung tay vì sự phát triển bền vững của du lịch Hướng Hóa

Tây Long (thực hiện) |

Sau nhiều mong đợi, đầu năm 2025, Hội Du lịch huyện Hướng Hóa đã được thành lập trong sự vui mừng của không chỉ hội viên mà cả cán bộ, người dân địa phương. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn ông TRẦN THÁI THIÊN, Chủ tịch Hội Du lịch huyện Hướng Hóa, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Du lịch Nông nghiệp Việt Nam - Khe Sanh về chặng đường đầy nỗ lực vừa qua và bước đi của hội trong thời gian tới.

Hướng Hóa sẵn sàng cho mùa cao điểm du lịch hè

Khánh Ngọc |

Huyện Hướng Hóa có nhiều điểm nhấn về thiên nhiên - lịch sử - văn hóa thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch lịch sử- văn hóa, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, huyện Hướng Hóa nói chung và thị trấn Khe Sanh nói riêng với đặc thù khí hậu mát mẻ quanh năm, có bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông trong một ngày, đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong những ngày hè.

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số ở Hướng Hóa

Minh Long |

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) những năm qua đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Qua đó, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác dân số và phát triển trong tình hình mới, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương.