Thực thi hiệu quả chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc

Minh Phương |

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Đây là nghị quyết quan trọng, quyết định sự thành công mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 
 
Quyền làm chủ của Nhân dân được coi trọng, ngày càng đi vào thực chất, nhất là dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Vai trò của Nhân dân trong tham gia, quyết định chính sách liên quan đến cuộc sống, những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước được phát huy; quyền con người, quyền công dân được đề cao. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chú trọng tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, giải quyết kiến nghị, bức xúc của Nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường tuyên truyền, vận động, tập hợp, tạo sự đồng thuận, khơi dậy tinh thần yêu nước, tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân trong các phong trào thi đua yêu nước; phát huy tích cực vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, phát huy, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở một số lĩnh vực, địa bàn hiệu quả chưa cao, chưa khơi dậy, phát huy được tiềm năng to lớn trong Nhân dân.

Đời sống của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn khó khăn; phân hóa giàu - nghèo và chênh lệch giữa các vùng, miền còn lớn. Việc bảo đảm cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” có mặt còn hạn chế; quyền làm chủ của Nhân dân có lúc, có nơi chưa được bảo đảm...

Để tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ đặt ra cho cả hệ thống chính trị là phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động.

Trong đó MTTQ Việt Nam phải thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; bảo đảm hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên.

Làm tốt vai trò nòng cốt chính trị, định hướng, phát huy tinh thần tự quản của cộng đồng dân cư, nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở, hòa giải, giám sát của Nhân dân tại cộng đồng. Chú trọng phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng.

Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động, đoàn kết Nhân dân, trọng tâm là địa bàn cơ sở đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Nhân rộng, nâng cao hiệu quả mô hình liên kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tiếp cận thị trường, tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng với các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trong việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến đóng góp của Nhân dân về phát triển KT-XH, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Tập trung giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Nhân dân; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt hoạt động giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu trong rèn luyện đạo đức, lối sống, thực thi công vụ.

Chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực lãnh đạo, có uy tín, tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm công tác.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng, thông qua đoàn kết, tập hợp đoàn viên, hội viên để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Phấn đấu thực thi hiệu quả chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, xây dựng quê hương, đất nước phát triển giàu đẹp, vì hạnh phúc của Nhân dân.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc

Phan Lan |

Cách đây 20 năm, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ-ĐCT-MTTW, ngày 1/8/2003 về việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư Vĩnh Đông

Ta Tép |

Ngày 05/11/2023, khu dân cư Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hoá, Quảng Trị) tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và phát động “Xây dựng khu dân cư điển hình trong phòng cháy, chữa cháy”. 

Khu dân cư khu phố Tân Vĩnh tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhơn Bốn |

Ngày 4/11, Khu dân cư khu phố Tân Vĩnh, phường Đông Lương, TP. Đông Hà tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2023). Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Chiến Thắng và Bí thư Thành ủy Đông Hà Lê Quang Chiến tham dự ngày hội.

Lan tỏa “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở Đông Hà

Vũ Hoàng |

20 năm qua, “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở TP. Đông Hà (Quảng Trị) được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả, làm lan tỏa, khơi dậy truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.