Văn hóa doanh nghiệp qua việc thưởng tết đồng đều

Bảo Bình |

Thời điểm cận kề cuối năm, chuẩn bị đón năm mới dương lịch và Tết cổ truyền, vấn đề được người lao động quan tâm và hy vọng nhiều nhất chính là khoản tiền thưởng tết của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động. Sau một năm làm việc vất vả, thưởng tết là điều mà mọi người lao động đều mong chờ. Điều đó thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của doanh nghiệp đối với người lao động sau một năm cống hiến.

Năm nay, trong điều kiện khó khăn chung của các doanh nghiệp, khoản tiền thưởng tết càng có ý nghĩa thiết thực hơn đối với người lao động.

Ngày 25/12/2022 là thời hạn cuối các tỉnh, thành phố phải báo cáo tình hình tiền lương và thưởng tết của doanh nghiệp đối với người lao động với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, mức thưởng tết cao nhất của doanh nghiệp là 110 triệu đồng/người, mức thấp nhất là 500.000 đồng/người, thuộc khối doanh nghiệp dân doanh.

 

Đối với các công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 là một trong những đơn vị có mức thưởng tết cao, trong đó người cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 10 triệu đồng. Trong số 147 doanh nghiệp có báo cáo tình hình trả lương năm 2022, còn 26 doanh nghiệp chưa có dự kiến mức thưởng tết 2023 cho người lao động.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, trong 329 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tổ chức công đoàn trên địa bàn tỉnh thì có 323 doanh nghiệp chính thức báo cáo mức thưởng tết bằng hoặc thấp hơn năm ngoái, chủ yếu là 1 tháng lương/người.

Đặc biệt, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị tiếp tục áp dụng chính sách thưởng tết đồng đều từ vị trí thấp nhất như bảo vệ cho đến tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT. Chính sách này đã được phía công ty áp dụng từ năm 2019 đến nay và số tiền thưởng tăng dần lên theo các năm.

Lý giải về điều này, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu cho rằng, đối với công việc, mỗi người có một vị trí, chức vụ, đóng góp cho công ty khác nhau, chính vì thế lương hàng tháng và mức thưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ khác nhau. Nhưng riêng thưởng tết, công ty chia đồng đều vì tết đến ai cũng có nhu cầu chi tiêu như nhau.

Hình thức thưởng tết mang tính nhân văn này nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, đánh giá cao của cộng đồng. 25 triệu đồng tiền thưởng tết, đối với người lao động, nhân viên bảo vệ hay lao công của công ty là một khoản tiền không nhỏ, đủ để chuẩn bị cho một cái tết ấm cúng, tươm tất.

Nhưng hơn cả giá trị vật chất, điều mà người lao động cảm nhận chính là sự thấu hiểu, đồng cảm của lãnh đạo công ty, khi giá trị lao động, nỗ lực cống hiến trong công việc, dù là ở vị trí nào của họ cũng đã được ghi nhận.

Ngoài Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, vừa qua, truyền thông đưa tin Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc “chia đều tiền thưởng tết” cho cán bộ quản lý và người lao động của đơn vị.

Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - PGS. TS Nguyễn Xuân Hoàn thì chính sách thưởng tết đồng mức cho tất cả cán bộ quản lý, người lao động của trường được thực hiện từ ý kiến nêu ra tại hội nghị cán bộ, viên chức của trường. Sau đó nhà trường đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ chính thức để áp dụng.

Thưởng tết hay không thưởng tết, thưởng nhiều hay ít, bằng tiền hay hiện vật… đó vẫn luôn là mối quan tâm của không chỉ người lao động mà còn là trăn trở của chủ các doanh nghiệp, hay lãnh đạo các cơ quan, đơn vị.

Dù Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thưởng tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp trong mọi trường hợp, nhưng từ lâu thưởng tết được coi như là sự ghi nhận của chủ doanh nghiệp đối với công lao và đóng góp của người lao động.

Đó còn thể hiện là văn hóa trách nhiệm với nghĩa vụ phải chăm lo tết cho những người đã “chung lưng đấu cật” với mình. Tiền thưởng tết dù ít, dù nhiều, ngoài ý nghĩa về mặt vật chất, đó là sự tri ân, mang ý nghĩa tinh thần lớn lao, biểu hiện của sự gắn bó giữa người lao động với đơn vị sản xuất, kinh doanh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Mức thưởng tết Âm lịch cao nhất là 110 triệu đồng/người

Tú Linh |

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Trị vừa có báo cáo về việc thực hiện chính sách lao động, tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhân dịp tết Dương lịch và Âm lịch năm 2023.

Nữ 8x 'sốc' khi chỉ được thưởng Tết hơn 700 triệu

An Ly |

Theo nữ nhân viên 8x thuộc một Công ty Công nghệ thông tin nước ngoài tại Hà Nội, trong 5 năm qua, đây là năm chị nhận được mức thưởng Tết thấp nhất. "Chưa năm nào thấp như vậy luôn", chị này nói.

Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị thưởng tết 25 triệu đồng/ người

Tú Linh |

Ngày 24/12, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) Hồ Xuân Hiếu cho biết, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của năm 2022 và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, tết Dương lịch 2023 và Quý Mão 2023, Sepon Group quyết định thưởng tết theo hình thức chia đều từ Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc xuống công nhân lao động, bảo vệ công ty đều có mức tiền 5 triệu đồng dịp tết Dương lịch và 20 triệu đồng tết Âm lịch, tổng 2 lần thưởng tết là 25 triệu đồng, hơn thưởng tết năm 2022 là 5 triệu đồng/người.

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất hơn 1 tỷ đồng

Thanh Mai |

Tiền lương cao nhất 287 triệu đồng/tháng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tiền lương thấp nhất là 4,16 triệu đồng/tháng.