Chuyển mục đích sử dụng rừng trồng để thực hiện một số dự án

Thiện Long |

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp Triệu Thượng, tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong (giai đoạn 1 - đợt 2).

Cụ thể, UBND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với tổng diện tích 8,9029 ha. Đây là diện tích rừng trồng, thuộc loại rừng sản xuất thuộc các lô 9, khoảnh 2, tiểu khu 806T; lô 7, 9, 24, 26, khoảnh 2, lô 5, 8, khoảnh 7, tiểu khu 817, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.

Trước đó, ngày 18/4, UBND tỉnh cũng có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm an toàn giao thông bước 1 trên Quốc lộ 15D và Quốc lộ 49C đoạn qua tỉnh Quảng Trị (do ảnh hưởng của bão số 4, số 5 và đợt mưa lũ từ ngày 12/10 đến ngà 16/10/2022) với tổng diện tích rừng trồng là 1,0575 ha, thuộc loại rừng sản xuất thuộc xã A Ngo, huyện Đakrông.

Sở Nông nghiệp và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo đúng phạm vi, ranh giới diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng.

Đồng thời rà soát, tham mưu UBND tỉnh thực hiện các trình tự, thủ tục về đất đai đảm bảo nguyên tắc thống nhất, đồng bộ để triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án trên, UBND huyện Triệu Phong và UBND huyện Đakrông chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án này theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Quan tâm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng đổi mới cách làm, trong đó, chuyển đổi số được xem là giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành cũng như trong sản xuất, kinh doanh của người dân. Thực tế cho thấy, việc áp dụng các công nghệ số vào đời sống nông thôn không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần xây dựng NTM theo hướng thông minh, hiện đại, bền vững.

Người phụ nữ “đầu tàu” chuyển đổi nhận thức giới ở Tà Rụt

Trần Cát Linh |

Trong cái mộc mạc, giản dị của núi rừng Đakrông, có một người phụ nữ lặng thầm góp phần làm đổi thay nhận thức, xóa bỏ định kiến giới vốn đã ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ đồng bào Pa Kô nơi đây. Chị là Hồ Thị Hằng, Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Rụt, huyện Đakrông.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Đakrông

Đan Tâm |

 Hiện nay, việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa và từng bước chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đang được nhiều địa phương trong nước quan tâm ứng dụng. Đối với huyện Đakrông, việc thực hiện số hóa dữ liệu các loại hình văn hóa phục vụ công tác bảo tồn, thúc đẩy phát triển du lịch...cũng đang đặt ra rất cấp thiết.

Phổ cập chuyển đổi số

Võ Thái Hòa |

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề hiện nay. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhằm nâng cao kỹ năng số, phổ cập tri thức công nghệ, giúp mọi người dân tiếp cận với các công cụ hiện đại để học tập, làm việc và phát triển, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.

Hội nghị chuyển đổi số và thẩm định bệnh án điện tử

Lệ Như |

Sáng nay 13/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hội nghị chuyển đổi số (CĐS) và thẩm định bệnh án điện tử. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong lộ trình hiện đại hóa và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới xây dựng bệnh viện thông minh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân và ngành y tế.