Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về trồng trọt, chăn nuôi tại cụm bản Chiêng Túp (Lào)

Minh Long |

Hôm nay 25/3, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tại cụm bản Chiêng Túp, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet (Lào) năm 2025.

 
 Mô hình hỗ trợ bò giống cho người dân nghèo ở bản Phường, huyện Sê Pôn của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được duy trì hiệu quả - Ảnh: K.S
      

Theo đó, kế hoạch hướng đến mục tiêu nghiên cứu xây dựng các mô hình điểm về trồng trọt, chăn nuôi nhằm tạo mô hình để các hộ gia đình tại cụm bản Chiêng Túp tham quan, học tập làm theo, đồng thời đào tạo nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật cho đội ngũ nông dân điển hình giúp chuyển giao và nhân rộng các mô hình sản xuất trên địa bàn cụm bản Chiêng Túp.

Cụ thể, phấn đấu xây dựng từ 3 - 5 ha mô hình sản xuất lúa (gồm lúa tẻ và lúa nếp) và 1 - 2 ha mô hình sản xuất ngô nếp và ngô lai bằng bộ giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác của người dân cụm bản Chiêng Túp. Có ít nhất 9 mô hình nuôi bò (2 con/mô hình); 9 mô hình nuôi dê (5 con/mô hình); 9 mô hình nuôi ngan đen (30 con/mô hình) cho các hộ tại 3 bản Na, Cọc, Súp Sa lu.

Cùng với đó, đào tạo, nâng cao năng lực và lựa chọn được ít nhất 6 nông dân chủ chốt giúp chuyển giao các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân trong cụm bản. Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả hỗ trợ năm 2025 và xây dựng kế hoạch hợp tác, hỗ trợ giữa 2 tỉnh giai đoạn 2026 - 2030.

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và hỗ trợ giống, vật tư xây dựng một số mô hình trồng trọt: ứng dụng các kỹ thuật mới trong trồng lúa nước (sử dụng giống lúa tẻ và lúa nếp mới); trồng ngô lai, ngô nếp.

Tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc thú y xây dựng một số mô hình trình diễn chăn nuôi như: mô hình nuôi ngan, nuôi bò hoặc nuôi dê kết hợp với trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Cử cán bộ kỹ thuật (chuyên gia) ít nhất 8 tháng để hướng dẫn chỉ đạo triển khai các mô hình. Đào tạo, nâng cao năng lực cho các hộ nông dân chủ chốt. Đối tượng được hỗ trợ là các hộ gia đình được Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet đề xuất tại bản Cọc, bản Na và bản Súp Sa lu thuộc cụm bản Chiêng Túp.

Thời gian thực hiện từ tháng 4 -12/2025. Kinh phí từ ngân sách tỉnh, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch và các nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

TAGS

Triển vọng từ mô hình nuôi ốc bươu đen ứng dụng công nghệ cao

Trần Tuyền |

Đầu năm 2024, chị Võ Thị Trang (sinh năm 1993) ở Khu phố 7, th ị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị xây dựng trang trại nuôi ốc bươu đen, ứng dụng công nghệ lọc nước tuần hoàn khép kín. Với mô hình này, chị Trang thu lãi ròng hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trung đoàn 52, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 làm tốt các mô hình dân vận

Phạm Hữu Hiệp |

 Với bề dày truyền thống hơn 50 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đảng bộ Trung đoàn 52, thuộc Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 luôn khẳng định hình ảnh vị trí của mình trong lòng Nhân dân, đây là động lực to lớn góp phần đưa đơn vị ngày càng phát triển. Công tác dân vận được Đảng bộ Trung đoàn chú trọng thực hiện, góp phần ổn định đời sống của người dân trên địa bàn vùng biên giới nơi trung đoàn đóng quân.

Mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả ở vùng biên

Minh Long |

Tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp để đưa vào sản xuất nên những năm qua, gia đình bà Bùi Thị Hóa, ở khóm Tây Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đã phát triển được mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả với tổng thu nhập mỗi năm hơn 200 triệu đồng.