Phát triển kinh tế từ chăn nuôi và trồng rừng

Nam Phương |

Đó là câu chuyện của anh Hồ Văn Phong (sinh năm 1981), ở thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông. Nhờ biết cách phát huy lợi thế của địa phương cùng sự cần cù, chịu khó, anh đã thành công xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi và trồng rừng ngay trên mảnh đất quê hương.

 
 Anh Phong phát quang bụi rậm cho rừng tràm -Ảnh: N.P
      

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi khiến việc phát triển kinh tế lẫn đời sống của người dân thôn Gia Giã lâu nay gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, sau vài năm miệt mài “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng không hiệu quả, vợ chồng anh Phong quyết định tìm hướng đi mới. Thời điểm năm 2000, nhận thấy cây tràm mang lại nguồn lợi lớn cho người dân địa phương nên anh phá rẫy trồng tràm.

Ban đầu, vì thiếu vốn sản xuất, lại chưa có kinh nghiệm nên anh chỉ trồng thử nghiệm chừng 2 ha. Kết quả, tràm sinh trưởng nhanh dù tốn nhiều công chăm sóc. Thế là theo thời gian, vợ chồng anh nỗ lực tích góp và mở rộng diện tích trồng tràm. Đến nay, gia đình anh Phong có khoảng 7,5 ha tràm, đã cho thu hoạch 3 lần.

Trước đây, anh chủ yếu lên rừng để hái rau, quả rừng, thỉnh thoảng phát quang, làm cỏ cho rừng tràm. Nhưng kể từ ngày trở thành thành viên của Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Gia Giã, được cán bộ kiểm lâm, dự án tuyên truyền về cách bảo vệ rừng hiệu quả, anh Phong càng chăm chỉ lên rừng hơn.

Hiểu được tràm mình đang trồng là loại cây có khả năng chịu lực tốt, gia cố nền đất yếu, góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh rừng, cải thiện hệ sinh thái, anh được tiếp thêm động lực để duy trì chăm sóc và mở rộng diện tích rừng tràm của mình.

“Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được chung sức của anh em trong tổ tham gia bảo vệ rừng. Càng vui hơn khi mình vừa có thể trồng tràm để phát triển kinh tế, vừa giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Nếu thuận lợi, vợ chồng tôi sẽ tiếp tục đầu tư trồng tràm trong những năm tiếp theo”, anh Phong bộc bạch.

Anh Nguyễn Văn Phú, cán bộ Hạt Kiểm lâm Đakrông, phụ trách địa bàn xã Hướng Hiệp đánh giá: “Anh Phong là thành viên chuyên cần, rất tích cực trong công tác bảo vệ rừng. Dù gắn bó chưa lâu nhưng sự cởi mở, nhiệt tình của anh đã giúp tôi nhanh chóng hòa nhập khi về địa bàn nhận nhiệm vụ. Anh ấy cũng là người khá hài hước, luôn mang lại niềm vui, xua tan mệt mỏi cho các thành viên trong quá trình tuần tra, bảo vệ rừng”.

Cùng với trồng tràm, vợ chồng anh Phong còn xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, dê, lợn, gà. Có tiền từ lần thu hoạch rừng tràm đầu tiên, anh đầu tư mua 10 con dê về nuôi. Anh Phong tiết lộ: “Vì diện tích hạn hẹp, điều kiện phòng chống dịch bệnh còn hạn chế nên tôi không dám phát triển đàn với số lượng lớn. Chăn nuôi chủ yếu để có tiền cho con ăn học, trang trải sinh hoạt phí trong nhà và cải thiện bữa ăn hàng ngày”.

Mô hình kinh tế nói trên mang lại nguồn thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm cho gia đình anh Phong. Qua đó giúp vợ chồng anh có điều kiện nuôi 3 con ăn học, trở thành tấm gương được nhiều người dân trên địa bàn khen ngợi, học hỏi.

Nguồn tin: Quảng Trị

Chủ động bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng

Hoài Nhung |

Để thực hiện tốt công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trong năm 2025, Hạt Kiểm lâm liên huyện Gio Linh - Cồn Cỏ tham mưu chính quyền địa phương ban hành nhiều văn bản thực hiện công tác PCCCR; đồng thời tăng cường các hoạt động tuần tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Nỗ lực giữ rừng từ những việc làm nhỏ

Nam Phương |

Không chỉ là tấm gương về nỗ lực thoát nghèo, anh Hồ Văn Toàn (sinh năm 1985), ở thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông còn tiên phong trong việc bảo vệ tài nguyên xanh cho quê hương. “Rừng cho chúng tôi cây măng, cây thuốc. Giữ rừng là giữ “hơi thở”, nguồn sống của thế hệ hôm nay và mai sau”, anh Toàn bộc bạch.

250 ha đất rừng xâm canh của người dân Hải Chánh sắp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quang Hải |

Ngày 10/6, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh Bùi Quang Sinh cho biết, đơn vị đo vẽ đã phối hợp các hộ dân có đất rừng xâm canh trên đất xã Phong Mỹ, phường Phong Điền, TP. Huế đo vẽ để tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Lê An |

Chiều ngày 3/6, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh (Ban Chỉ đạo 809) đã đi kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2025.