Triển khai nhiều giải pháp để đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng

Thanh Lê |

Với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và toàn diện, Sở Công thương Quảng Trị đã triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” một cách hiệu quả. 

Qua đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hoá đến người tiêu dùng. Đồng thời đưa các sản phẩm hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngay từ đầu năm 2023, Sở Công thương đã ban hành kế hoạch cụ thể để thực hiện. Trên cơ sở đó, đơn vị đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Thông qua hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, đơn vị đã tích cực phối hợp với các địa phương để tuyên truyền sâu rộng nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến người dân.

Nhờ vậy, đã tác động tích cực đến nhận thức của người tiêu dùng về khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá đúng về chất lượng, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam, từ đó tạo chuyển biến trong ý thức tiêu dùng của người dân.

Hàng Việt Nam được nhiều người tiêu dùng lựa chọn khi đi mua sắm - Ảnh: T.L
Hàng Việt Nam được nhiều người tiêu dùng lựa chọn khi đi mua sắm - Ảnh: T.L

Đồng thời, Sở Công thương đã chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại của tỉnh và quốc gia đã được phê duyệt để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, phát triển các sản phẩm địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Xác định hoạt động khuyến công tỉnh là chương trình trọng tâm trong hoạt động khuyến công, được các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn quan tâm, phối hợp thực hiện nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.

Trong năm 2023, tỉnh đã phê duyệt 22 danh mục đề án và kinh phí hỗ trợ khuyến công tỉnh. Trong đó, hỗ trợ xây dựng 1 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất bao bì carton; 21 đề án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị vào sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nội thất, thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm nhôm hệ xingfa, chai nhựa PET, chuối sấy, cà phê, may công nghiệp...

Đến nay đã hoàn thành nghiệm thu 11/22 đề án. Trong các tháng cuối năm 2023, ngành sẽ đôn đốc các đơn vị thụ hưởng triển khai hoàn thành và thực hiện nghiệm thu các đề án khuyến công tỉnh năm 2023...

Cùng với đó, hoạt động xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh thực hiện. Trong năm, đã triển khai thực hiện 2 đề án thuộc chương trình xúc tiến thương mại tỉnh do Sở Công thương chủ trì. Đơn cử như đềán tổ chức hoạt động hỗ trợ kết nối sản phẩm đặc trưng, OCOP của tỉnh vào các siêu thị và cửa hàng nông sản trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Kết quả, đã có 26 lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa 7 nhà phân phối, tiêu thụ với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng trên địa bàn, trong đó có 5 lượt ký kết giữa siêu thị Co.opmart Đông Hà và các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng. Hiện tại, Sở Công thương đang tiến hành lựa chọn hỗ trợ xây dựng và phát triển hoàn thiện sản phẩm cho một số sản phẩm của 2 doanh nghiệp để kết nối tiêu thụ vào siêu thị Co.opmart Đông Hà gồm sản phẩm chế biến từ thuỷ, hải sản và sản phẩm cao dược liệu...

Sở Công thương còn thực hiện lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thực hiện tốt công tác dự trữ và bán hàng bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu trong diện bình ổn. Qua kiểm tra và làm việc với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn, các doanh nghiệp chấp hành tốt việc cam kết đảm bảo nguồn hàng thiết yếu phục vụ với mức giá ổn định trong suốt các dịp lễ, Tết.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá nhiều mặt hàng thiết yếu từ 10-30% nhằm kích cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trong dịp Tết. Ngoài các siêu thị lớn, các cửa hàng Vinmart, các siêu thị mini, các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn cũng tham gia bán hàng bình ổn giá và thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với mặt hàng thiết yếu.

Công tác bảo vệ người tiêu dùng; kiểm tra, kiểm soát thị trường được ngành đẩy mạnh thực hiện. Từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển; tạo niềm tin, uy tín và khuyến khích người dân tiêu dùng hàng Việt Nam.

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hữu Hưng cho biết: “Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa và nội dung của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đồng thời, thông qua nguồn vốn khuyến công, xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu hàng Việt, hàng địa phương trên thị trường.

Cùng với đó, chúng tôi cũng tổ chức và vận động các doanh nghiệp tham gia hội chợ với chủ đề “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà phân phối ưu tiên bán hàng hóa Việt Nam sản xuất, đưa hàng hóa Việt Nam về thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Quan tâm tổ chức thực hiện “Xây dựng các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và hỗ trợ, kết nối sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh vào các siêu thị, chuỗi bán lẻ trong và ngoài tỉnh”.

Phối hợp với Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh cung cấp thông tin thị trường, chất lượng hàng hóa Việt Nam để người dân lựa chọn. Đồng thời tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, lực lượng liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; tăng cường công tác quản lý thị trường, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động khuyến mại nhằm bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho hàng Việt Nam trên thị trường”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Người tiêu dùng không nên “quay lưng” với thịt lợn

Lê An |

Trước những thông tin không chính xác về bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), nhiều người dân tỏ ra lo lắng, không dám sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ lợn. Một số tư thương cũng đã lợi dụng việc này để ép giá thu mua, gây khó khăn cho người chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, bệnh DTLCP chỉ gây bệnh trên lợn và không lây truyền sang người.

Xác thực hàng chính hãng - giải pháp bảo vệ người tiêu dùng

Như Quỳnh |

QR Code (Quick Response Code), hay còn được biết đến với tên gọi là mã phản hồi nhanh, là một loại mã vạch 2 chiều có thể được quét bằng máy đọc mã vạch hoặc smartphone sử dụng ứng dụng chuyên biệt. Việc sử dụng QR Code ngày càng phổ biến hơn với người tiêu dùng để xác thực hàng chính hãng, giúp bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Kích cầu tiêu dùng nội địa đã được nhiều quốc gia triển khai nhằm phục hồi sau đại dịch COVID-19

An Thái |

Lộ trình kích cầu tiêu dùng nội địa đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai đặc biệt trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng về đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng

PV |

Tăng trưởng Việt Nam phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước: GDP quý 1 tăng 3,32%, quý 2 tăng 4,14% và quý 3 tăng 5,33%. Tính chung 9 tháng, GDP Việt Nam tăng 4,24%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực.