Xây dựng thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng

Trần Cát Linh |

Từ đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý đối với “Chè vằng Quảng Trị” cho các sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị” do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Trị Dương Mạnh Tường làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã xây dựng thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng. Ngày 19/1/2023, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 39/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00126 cho sản phẩm “Chè vằng Quảng Trị”. Sở KH&CN là tổ chức quản lý CDĐL này.

Đơn vị chủ trì đã nghiên cứu và hoàn thiện các nội dung gồm: đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường chè vằng của tỉnh; xác lập quyền sở hữu đối với CDĐL “Chè vằng Quảng Trị”; xây dựng một số công cụ quản lý và quảng bá CDĐL “Chè vằng Quảng Trị”. Từ đó, đã xây dựng được sản phẩm gồm: Quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến chè vằng; báo cáo chuyên đề về cơ sở khoa học cho việc xây dựng CDĐL sản phẩm chè vằng Quảng Trị; bản đồ vùng chỉ dẫn địa lý cho chè vằng Quảng Trị; hồ sơ đăng ký CDĐL.

Nông dân xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ trồng nguyên liệu để sản xuất chè vằng - Ảnh: T.C.L
Nông dân xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ trồng nguyên liệu để sản xuất chè vằng - Ảnh: T.C.L
Chỉ dẫn địa lý “Chè vằng Quảng Trị” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký CDĐL. Chủ sở hữu CDĐL “Chè vằng Quảng Trị” là UBND tỉnh. Tổ chức quản lý CDĐL “Chè vằng Quảng Trị” là Sở KH&CN được UBND tỉnh ủy quyền đứng tên đăng ký và thực hiện quyền quản lý. Đối tượng sử dụng CDĐL “Chè vằng Quảng Trị” là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chè vằng đáp ứng các điều kiện được quy định.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Chè vằng Quảng Trị” là văn bản do Sở KH&CN cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chè vằng đáp ứng các điều kiện quy định. Quyền sử dụng CDĐL “Chè vằng Quảng Trị” là quyền của tổ chức, cá nhân được sử dụng để gắn trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh sản phẩm, giấy tờ giao dịch nhằm mua, bán, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đó sau khi được chủ sở hữu trao quyền sử dụng.

Khu vực địa lý sản xuất sản phẩm chè vằng Quảng Trị tại các xã, phường, thị trấn gồm: các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và thị trấn Bến Quan thuộc huyện Vĩnh Linh; các xã Gio An, Linh Trường, Hải Thái, Linh Hải, Gio Sơn, Phong Bình, Trung Sơn và Gio Châu thuộc huyện Gio Linh; các xã Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh và Hải Trường thuộc huyện Hải Lăng; các xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Thành và Cam Tuyền thuộc huyện Cam Lộ; Phường 3 thuộc TP. Đông Hà.

Với đặc điểm của vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, cây chè vằng Quảng Trị được đánh giá và minh chứng là loại dược liệu tốt qua các kiểm nghiệm lâm sàng và thực tế sử dụng.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm chè vằng, nhưng các sản phẩm chế biến từ cây chè vằng trồng tại Quảng Trị đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng với nhiều loại sản phẩm như: Trà hòa tan, cao lá vằng và chè vằng khô.

Chè vằng khô Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, khi pha nước có màu vàng nhạt. Chè vằng hòa tan Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu, khi pha nước có màu cánh gián. Cao chè vằng Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu, khi pha nước có màu nâu.

Tùy theo các dạng sản phẩm mà các chất Glucosit, Coumarin, Flavonoid, Saponin, Antharanoid… có hàm lượng khác nhau.

Khu vực địa lý sản xuất chè vằng Quảng Trị có những đặc điểm khắc nghiệt, tuy nhiên lại rất phù hợp cho sự tích lũy các hợp chất Glucosit, Flavonoid, Coumarin, Saponin, Antharanoid, Rutin của cây chè vằng. Khu vực địa lý mà cây chè vằng Quảng Trị phát triển tốt là vùng có địa hình dạng gò đồi thấp, độ cao từ 50 - 250 m so với mực nước biển.

Nhiệt độ trung bình năm của khu vực địa lý là 25o C, biên độ nhiệt trung bình năm là 7o C. Vùng đất Quảng Trị cũng có tổng số giờ nắng nhiều, trung bình năm 1.848 giờ/năm là điều kiện tốt để cây chè vằng tích tụ các dưỡng chất tốt.

Để sản xuất các sản phẩm chè vằng Quảng Trị, người dân địa phương chỉ sử dụng lá và cành của cây chè vằng sẻ được nhân giống bằng phương pháp giâm cành tại khu vực địa lý. Khi thu hoạch, người dân chỉ thu hái lá bánh tẻ và lá già, không thu lá non. Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo không có mưa.

Do đó, chè vằng Quảng Trị chỉ được thu hoạch một lần trong năm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 để tránh mưa. Vào thời điểm này, vùng đất Quảng Trị có cây chè vằng phát triển chịu ảnh hưởng của gió khô nóng, nên thuận lợi trong việc phơi khô nguyên liệu.

Khi sản xuất chè vằng Quảng Trị, nguyên liệu được rửa sạch, băm nhỏ. Đối với chè vằng khô, nguyên liệu được phơi khô đến khi độ ẩm nhỏ hoặc bằng 12%. Đối với cao chè vằng, nguyên liệu được nấu với nước sạch theo tỉ lệ khoảng 2 lít nước/1 kg nguyên liệu, loại bỏ bã và cô đặc dung dịch ở nhiệt độ 80 - 100o C, sau đó đổ khuôn hoặc cắt miếng.

Đối với chè vằng hòa tan, nguyên liệu được đưa vào hệ thống vi sóng chân không để chiết suất, cô đặc tuần hoàn chân không, sấy khô. Tất cả các sản phẩm chè vằng Quảng Trị đều được đóng gói tại khu vực địa lý.

Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Trị Dương Mạnh Tường cho biết: Các sản phẩm được bảo hộ CDĐL “Chè vằng Quảng Trị” bao gồm: Chè vằng khô; chè vằng hòa tan; cao chè vằng.

Các sản phẩm này đảm bảo đầy đủ các đặc tính cảm quan và lý hóa theo bản mô tả danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của “Chè vằng Quảng Trị” được đăng ký bảo hộ CDĐL tại Cục Sở hữu Trí tuệ.

Với việc xây dựng thành công bảo hộ CDĐL “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng đã góp phần làm tăng thêm danh tiếng của một sản phẩm dược liệu được sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ra rộng khắp thị trường trong nước và thế giới với uy tín và chất lượng được đảm bảo và bảo hộ ở mức cao nhất.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thị xã Quảng Trị: Sẽ phát triển 13,6 ha lúa hữu cơ tại xã Hải Lệ

Kăn Sương |

Theo báo cáo của UBND thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, thị xã đang định hướng phát triển sản xuất lúa hữu cơ ở khu vực Đồng Đùng, Cồn Tranh của xã Hải Lệ với diện tích 13,6 ha. Hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất đang được nghiên cứu cùng với việc triển khai quy hoạch nông thôn mới của xã Hải Lệ.

Liên danh Sakae hỗ trợ xây dựng ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo

Lê Trường |

Ngày 6/3, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam, Tổ phó Tổ công tác 626 (Tổ công tác của tỉnh Quảng Trị phối hợp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) nghiên cứu các cơ chế, chính sách hợp tác KT - XH) chủ trì buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Sakae Việt Nam và các đối tác (gọi tắt là Liên danh Sakae) về việc hỗ trợ Quảng Trị trong điều chỉnh quy hoạch Khu Kinh tế -Thương mại đặc biệt Lao Bảo gắn với định hướng phát triển Khu Kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavanh và một số nội dung phối hợp khác. Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sakae Việt Nam Đỗ Trung Kiên tham dự làm việc.

Quyết tâm trong tháng 6/2023 hoàn tất các phần việc để khởi công dự án Khu Công nghiệp Quảng Trị

Thanh Trúc |

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng tại chuyến kiểm tra thực tế công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu Công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1) và tình hình thực hiện tái định cư tại Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Quảng Trị vào sáng nay 6/3.

Ông Đào Ngọc Hoàng giữ chức Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị

Huệ Năng |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đối với ông Đào Ngọc Hoàng.