7 năm qua căn cước công dân đã thay đổi những gì?

Thanh Mai |

Cho đến hiện tại, tính từ thời điểm chuyển từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước, các nội dung liên quan đến giấy tờ này vãn đang thay đổi.

Năm 2016, Bộ Công an chuyển sang cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch in trên thẻ nhựa cứng, dựa trên Luật Căn cước công dân lần đầu tiên ra đời. Từ năm 2016 đến 2020, hơn 16 triệu thẻ căn cước công dân có mã vạch ở sau được cấp ở 16 tỉnh, thành.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn cấp cả hai loại chứng minh thư cho người dân nên đã tạo nên sự không đồng nhất, gây lẫn lộn giữa số chứng minh thư và số thẻ căn cước khi các thủ tục hành chính chưa được "số hóa".

Năm 2018, Bộ Công an sửa đổi một số thông tin trên mặt thẻ căn cước. Cụ thể, ở mặt sau của thẻ, cụm từ "Cục trưởng Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư" được thay thành "Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội". Việc này là do sáp nhập nhiều đơn vị tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. 

Tháng 9/2020, dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an được Thủ tướng phê duyệt, vận hành từ năm 2021. Đề án cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp được Bộ Công an triển khai đồng bộ. 

Với thẻ căn cước công dân gắn chíp, kích thước, hình dáng được giữ nguyên so với thẻ mã vạch. Mặt trước thẻ chứa thông tin truyền thống, gồm: họ tên, quê quán, nơi thường trú và bổ sung thêm biểu tượng chip, mã QR, tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt.

Mặt sau vẫn giữ vân tay, đặc điểm nhận dạng song bổ sung chíp điện tử cùng dòng MRZ. Dòng chữ MRZ này chứa nhiều thông tin quan trọng về nhân thân nhưng lại gần như vô nghĩa nếu đọc bằng mắt thường. Chỉ khi được quét qua máy đọc chip thì thông tin của chủ thẻ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia mới hiện ra đầy đủ.

Từ 1/1/2021, thẻ căn cước công dân gắn chíp bắt đầu được cấp trên toàn quốc cho người từ 14 tuổi. Công an các địa phương triển khai làm căn cước liên tục mục tiêu đến tháng 7 cùng năm sẽ cấp được 50 triệu thẻ. 

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), nói trong sáng 24/3 cho biết, dù mất hai năm Covid-19 căng thẳng, công an trên cả nước đã nỗ lực để cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước. 

Đầu năm 2023, Bộ Công an lấy ý kiến về những thay đổi trong dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi. Dự kiến, trên thẻ cứng sẽ được in 13 trường thông tin, hình ảnh. Tại mặt trước của thẻ, số căn cước công dân sẽ đổi thành mã số định danh cá nhân, là dãy 12 chữ số. Phần quê quán được ghi thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thành nơi cư trú.

Ở mặt sau, Bộ Công an đề xuất lược bỏ vân tay của ngón trỏ trái, ngón trỏ phải và đặc điểm nhận dạng. Họ tên, chức vụ, chữ ký của người cấp thẻ sẽ đổi ngắn gọn thành "nơi cấp: Bộ Công an"; bỏ chữ ký và tên người ký cấp thẻ là Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Đại diện C06 cho biết việc thay đổi thông tin trên bề mặt thẻ nhằm phù hợp với quốc tế và tăng tính bảo mật thông tin cá nhân; hạn chế phải cấp đổi nhiều lần.

"Trước đây, giấy tờ cá nhân thường ghi là nguyên quán hoặc quê quán; sau đó thống nhất ghi là quê quán, tức là theo nơi sinh của bố mẹ. Qua thời gian đánh giá thực tế và nghiên cứu trên thế giới, C06 đề xuất chuyển quê quán thành nơi đăng ký khai sinh", đại diện C06 nói.

Theo Bộ Công an, thẻ căn cước gắn chip được thiết kế đạt chuẩn ICAO, hướng tới sử dụng thông hành tại nhiều quốc gia nên việc "sửa thông tin như trên là phù hợp".

Về đề xuất chuyển nơi thường trú thành nơi cư trú là nhằm ạo điều kiện cho những người không thể đăng ký thường trú vẫn có thể làm căn cước công dân. Nơi cư trú ở đây sẽ là nơi thường trú, tạm trú hoặc lưu trú. 

(Nguồn: Phụ nữ Mới)

TAGS

Hoàn thiện quy trình điện tử để thực hiện bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy trước 20/3

PV |

Ngày 9/3, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc công bố, công khai, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc xác nhận tại nơi cư trú.

Khắc phục những lực cản khi bỏ sổ hộ khẩu

PV |

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, mặc dù Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an kết nối, chia sẻ tới 60/63 tỉnh thành, nhưng hiện phần lớn các đơn vị có thẩm quyền, cơ quan chức năng không thực hiện, vẫn yêu cầu công dân cung cấp giấy xác nhận cư trú.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp

Hiếu Giang |

Từ tháng 8/2022, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu triển khai khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Đây được xem là một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế và BHXH.

Căn cước công dân gắn chip sẽ có thêm ADN và giọng nói?

Thanh Mai |

Theo dự kiến, căn cước sẽ có thêm một số nhóm thông tin sinh trắc học, bao gồm mống mắt, ADN, giọng nói.