Bà Nguyễn Phương Hằng giàu có cỡ nào?

Thanh Mai |

Bà Hằng hiện tại được biết tới với chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc điều hành công ty Cổ phần Đại Nam.

Thời gian vừa qua, CEO Nguyễn Phương Hằng đã trở thành cái tên được chú ý nhất qua hàng loạt những livestream "khủng" thu hút tới hơn 400.000 lượt xem trực tiếp trên trang facebook cá nhân. Bên cạnh đó, bà Hằng cũng gây chú ý với khối tài sản "khủng".

Theo chia sẻ của bà Hằng trong buổi livestream, tài sản của bà "kim cương và sổ đỏ tính bằng cân", thường xuyên đi những chiếc xe 40-50 tỷ đồng.

"Nếu nói về tài sản, thì 500, 700 triệu đô đến 1 tỷ đô tôi có... Mỗi lần tôi xuất hiện sẽ có một bộ trang sức khác. Kim cương của tôi lên đến hàng kí. Tất cả các hiệu kim cương ở nước ngoài đều biết mặt tôi hết... Tôi đi những chiếc xe 40, 50 chục tỷ, có đến vài chiếc là chuyện bình thường. Tôi ở bao nhiêu căn nhà mặt tiền, sổ đỏ tôi cân kí nhưng tôi chưa bao giờ đem điều đó ra tự hào", bà Hằng nói.

Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng.
Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng.

Bà Nguyễn Phương Hằng tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ ông Huỳnh Uy Dũng (hay còn được gọi là ông Dũng "lò vôi"). Bà Hằng là người rất nổi tiếng trong giới doanh nhân. Bà Hằng là Việt kiều Canada, được nhiều người biết đến với biệt danh Hằng “Canada”.

Năm 2012, bà Hằng sinh cho ông Dũng "lò vôi" cậu con trai tên Huỳnh Hằng Hữu. Trong tiệc thôi nôi bé Hằng Hữu, ông Dũng và bà Hằng tuyên bố chính thức trao khối tài sản khổng lồ của mình cho cậu con trai, gồm: Khu du lịch Đại Nam, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu dân cư Dĩ An, Khu công nghiệp và dân cư Sóng Thần 3 (tỉnh Bình Dương), Khu dân cư Bình Phước.

Đầu tháng 5/2020, bà Hằng thay chồng giữ chức Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Đại Nam. Công ty cổ phần Đại Nam tiền thân là Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được thành lập tại Quyết định số 003853/GP/TLDN-03 do UBND tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) cấp ngày 21/3/1996. Công ty cổ phần Đại Nam hoạt động kinh doanh đa ngành nghề. Trong đó, chức năng chính là xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch… 

Tháng 1/1999, Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được đổi tên là Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần. Đến tháng 4/2007, Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần tiếp tục đổi tên thành Công ty cổ phần Đại Nam. Công ty này có địa chỉ chính tại số 1765A Đại lộ Bình Dương, khu phố 1, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đây đang là chủ đầu tư của các dự án trọng điểm tại Bình Dương như Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam - Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2.

Bà Hằng và ông Dũng cũng là chủ sở hữu khu du lịch Đại Nam với tổng diện tích 450 ha, được đánh giá là một trong những khu du lịch lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Đại Nam cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thí điểm đầu tư, xây dựng, kinh doanh khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Bình Dương. Là chủ đầu tư của 2 KCN trọng điểm là KCN Sóng Thần 2 và KCN Sóng Thần 3, xếp vào hàng những khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương. 

Khu du lịch Đại Nam.
Khu du lịch Đại Nam.

Trường đua Đại Nam có diện tích khoảng 60 ha nằm ngay tại khu du lịch, trong đó có khoảng 30 ha dành để làm bãi xe có mái che và khán đài cho khách ngồi xem với sức chứa từ 50.000 - 60.000 khán giả. Bao gồm các hạng mục như: đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn, đua xe địa hình, đua mô tô nước với đường đua thiết kế có chiều dài khoảng 1.500 m.

Trong năm 2020, nguồn thu từ tiền sử dụng đất phát sinh từ một số dự án lớn đã giúp tăng thu đột biến trong tổng thu ngân sách ở tỉnh này, chỉ riêng Công ty cổ phần Đại Nam đã nộp tiền sử dụng đất 1.234 tỷ đồng.

Ngoài Công ty cổ phần Đại Nam, vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng liên quan tới nhiều doanh nghiệp khác tại Bình Dương như Công ty TNHH Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam, Công ty TNHH MTV Tân Khai, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp

Ngọc Nhân |

Ở tuổi 50, anh Nguyễn Đông, hội viên nông dân thôn Tân Thuận, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã có quy mô trang trại chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm. Anh là một trong những tấm gương nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Nông dân Cam Lộ nỗ lực vì quê hương giàu đẹp

Thanh Hải |

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tích cực, chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nỗ lực phấn đấu thực hiện hiệu quả các đề án về sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ vững an ninh chính trị ở nông thôn.

Quảng Trị - mảnh đất giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng

PV |

* VÕ VĂN HƯNG, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, Quảng Trị là vùng đất liên tiếp diễn ra các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, bảo vệ đất nước; là mảnh đất giàu lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh cách mạng.

Làm giàu từ sứa biển

Thục Quyên |

Từ một người bán sứa thuê, với bản tính nhanh nhạy, ưa tìm tòi học hỏi, chị Nguyễn Thị Thiếc ở thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã thành công với mô hình làm sứa khô, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Cơ sở chế biến thủy sản Nguyễn Thị Thiếc của chị không chỉ là nơi thu mua sứa cho ngư dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.