Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo

Thanh Mai |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 5 nhóm chính sách trong Luật Nhà giáo, trong đó luật hóa các chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng...

Ngày 14/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính đã gửi Chính phủ dự thảo đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo. Theo đó, trong giai đoạn 2010-2021, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành gần 200 văn bản liên quan đến đội ngũ nhà giáo nhưng trên thực tế còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế lớn.  Việc xây dựng Luật Nhà giáo nhằm luật hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu", nhà giáo "giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục".

Ảnh: Báo Chính phủ
Ảnh: Báo Chính phủ

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng luật này vừa là sự kế thừa, hoàn thiện các quy định về nhà giáo trong Luật Giáo dục, vừa bổ sung, phát triển hóa các quy định của pháp luật hiện hành về nhà giáo; rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định đã phát sinh hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

Ngoài ra, luật sẽ kiến tạo một số chính sách mới để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo để đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 5 nhóm chính sách trong Luật Nhà giáo: Định danh, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quyền và nghĩa vụ nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; Quy hoạch, đào tạo, phát triển nghề nghiệp nhà giáo; Đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trình dự án Luật Nhà giáo tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024), trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024). Thời gian luật có hiệu lực dự kiến từ 1/7/2025.

Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo hiện chịu chi phối của một số luật như Luật Viên chức 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2018, Luật tổ chức chính phủ năm 2015, Luật công đoàn 2012, Bộ luật lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Dạy con biết chi tiêu hợp lý

Tú Linh |

Dạy con biết cách chi tiêu phù hợp chưa bao giờ dễ dàng đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Nếu dễ dãi, không có giới hạn, cha mẹ sẽ vô tình khiến trẻ hình thành những thói quen tiêu tiền không tốt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của con. Vì vậy, dạy con hiểu được giá trị của đồng tiền, biết tiết kiệm và có kế hoạch chi tiêu phù hợp với năng lực kiếm tiền trong tương lai là việc ba mẹ nên làm ngay từ khi con còn nhỏ.

Phật dạy: Chấp nhận đau khổ thì sẽ hết khổ

Song Minh |

Chỉ những ai tin vào luật Nhân quả, hiểu rằng những nỗi khổ đến với mình chính là quả báo từ những nghiệp nhân xấu mà mình đã gieo trong quá khứ thì mới can đảm chấp nhận những đau khổ mà mình đang phải đối diện.

Lời Phật dạy: Buông xả để bình an

Song Minh |

Buông xả là một trong những trạng thái cao tột trên con đường hành trì Phật pháp, là nền tảng của trí tuệ và giải thoát, đồng thời, nó còn bảo hộ cho sự cảm thông và tình yêu thương.

Lời Phật dạy sâu sắc về sự khiêm tốn

Tú Anh |

Cuộc đời Đức Phật là một bài học không ngừng về hạnh tu im lặng và khiêm tốn. Trong kinh văn kể khi vua chúa là những Phật tử đến thăm Đức Phật đã thỉnh cầu Ngài đi thọ trai tăng. Đức Phật nhận lời bằng cách im lặng. Cách im lặng này bây giờ khó bắt chước.