Cam K4 ở Hải Phú gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ

Hiếu Giang |

Thời điểm này, các vườn cam K4 của người dân ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đang bước vào thu hoạch chính vụ. 

Tuy nhiên, năm nay người trồng cam ở đây hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cam quả. Do đó, nhiều nhà vườn đành phải để cam chín trên cây chờ tiêu thụ dần dần từ nay cho đến tết Nguyên đán.

Hộ gia đình chị Trần Thị Duyên ở thôn Long Hưng, xã Hải Phú có khoảng 8 ha trồng cam tại vùng gò đồi K4 với các giống cam: Vân Du, V2, Xã Đoài, cam đường cho quả to đều, ngọt thanh, mọng nước, ít bị sâu bệnh, năng suất cao. Bình thường mọi năm vào thời điểm này, gia đình chị đã bán được số lượng cam quả khá lớn.

Tuy nhiên năm nay giá bán và đầu ra gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trên thị trường hiện có nhiều loại cam được nhập về từ các nơi khác nhau và bán với giá thấp hơn nhưng có chỗ tự xưng là cam K4 khiến sản phẩm cam K4 chính gốc ở xã Hải Phú càng khó tiêu thụ hơn.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh khảo sát một số vườn cam K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng để có giải pháp hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ - Ảnh: ĐV
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh khảo sát một số vườn cam K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng để có giải pháp hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ - Ảnh: ĐV
Chị Duyên cho biết, bình quân 1 ha trồng cam của gia đình chị mỗi năm cho thu hoạch khoảng 10 - 12 tấn quả. Những năm trước cam tiêu thụ ổn định, người trồng sau khi trừ chi phí cũng thu được khoảng 250 triệu đồng/ha. Năm nay vào đầu vụ, giá bán 25.000 đồng/kg cam. Tuy nhiên thời điểm hiện tại giá cam đã giảm nhiều, chỉ còn dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg. Mặc dù giá cam thấp song sức tiêu thụ cũng rất chậm.

Người trồng cam rất lo lắng vì lượng cam chín trên cây ngày một nhiều trong khi không có đầu ra để tiêu thụ sản phẩm. “Hiện nay cam K4 bước vào thu hoạch chính vụ, nhưng do thời tiết mưa nắng thất thường nên đầu ra rất chậm. Gia đình tôi cũng như nhiều nhà vườn khác mong muốn các ban, ngành, địa phương và các cấp Hội LHPN hỗ trợ tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm để giúp nhà vườn có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất”.

Trước tình hình tiêu thụ cam chậm và giá thấp như hiện nay, theo chị Duyên thì nguồn thu sẽ khó đủ bù chi và sẽ khiến các nhà vườn gặp nhiều khó khăn trong tái sản xuất vào vụ mùa sắp tới. Là một hội viên của Hội LHPN xã Hải Phú, những ngày qua, gia đình chị Duyên đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội LHPN các cấp trong việc kêu gọi hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm cam K4.

Chủ tịch Hội LHPN xã Hải Phú Văn Thị Quyến cho biết thêm: “Hiện nay Hội LHPN xã đang kêu gọi hội LHPN các cấp cùng chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam cho gia đình chị Duyên nói riêng và các hộ gia đình trồng cam ở vùng đồi K4 nói chung”. Theo chị Quyến, sự chung tay hỗ trợ cần thiết, kịp thời này sẽ góp phần động viên và giúp các gia đình trồng cam K4 vượt qua khó khăn trước mắt để tiếp tục duy trì sản xuất trong thời gian tới.

Hội LHPN xã Hải Phú cũng khuyến cáo: để phân biệt được đâu là sản phẩm cam K4 chính hiệu, người tiêu dùng cần cẩn thận trong khâu lựa chọn sản phẩm. Cam K4 đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cam K4 Hải Phú” cho sản phẩm cam được trồng trên đất xã Hải Phú. Sản phẩm “Cam K4 Hải Phú” được HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp Long Hưng tiến hành các thủ tục xác lập nhãn hiệu tập thể “Cam K4 Hải Phú” theo đúng các quy định của nhà nước.

Sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Cam K4 Hải Phú” đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định như: quả không bị trầy xước, dập nát, thu hái đúng độ tuổi vừa chín tới, quả tròn đều, cân đối, màu xanh lá mạ, đẹp, vỏ quả nhẵn, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, kích thước quả có đường kính 10-12 cm, trọng lượng quả 180-200 gam. Sản phẩm cam được sử dụng nhãn hiệu tập thể này đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật trồng cam K4, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy trình sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm.

Vùng đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng hiện có 10 hộ trồng cam hiện nay đều chung nỗi lo lắng do không tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trước khó khăn đó, một số hộ đã chủ động tìm hướng tiêu thụ qua các kênh thông tin, mạng xã hội hay các chợ trên địa bàn, nhưng sản lượng bán ra không đáng kể. Cam K4 của địa phương được người dân trồng theo phương pháp hữu cơ, được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP.

Quy trình trồng cam sạch, hữu cơ tốn rất nhiều công chăm sóc, từ khâu xử lý đất ban đầu, trồng, bón phân chuồng, xử lý bằng vôi để chống sâu bệnh được người trồng cam ở xã Hải Phú tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy, các hộ trồng cam K4 mong muốn người tiêu dùng hiểu đúng về chất lượng sản phẩm, qua đó chung tay tiêu thụ số lượng cam K4 đang còn tồn đọng, giúp các hộ trồng cam có thêm nguồn thu để tái đầu tư sản xuất trong thời gian tới.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

7 ha cam của thị trấn Bến Quan được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

Nguyễn Trang |

Ngày 7/11, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) Đỗ Xuân Đức cho biết, sản phẩm cam Vân Du của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và kinh doanh cây ăn quả Bến Quan vừa được chứng nhận sản xuất phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia về thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực trồng trọt theo VietGAP (TCVN 11892 - 1:2017).

Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Cam Lộ

Tuệ Linh |

Cùng với việc thực hiện chính sách theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) ban hành Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 nhằm tăng cường hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.

Làm rõ vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Lê Trường |

Sáng nay 2/11, thông tin từ Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).

3 ha cam ở xã Triệu Thượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Lê Cảnh Thu |

Sau hơn 4 năm dày công chăm sóc, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như quy trình trồng theo hướng hữu cơ, đến nay 3 ha cam của ông Bùi Quang Huyên ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ phù hợp với các yêu cầu của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.