huyện Hải Lăng

Kè chống xói lở bị sạt lở nặng ở xã Hải An

Đức Việt |

Chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, công trình hệ thống kè chống xói lở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng đã bị sạt lở nặng nề. Thực trạng sạt lở nghiêm trọng của tuyến kè này đã trực tiếp uy hiếp đến sự an toàn của một số nhà dân và hàng chục hồ nuôi trồng thủy sản trong khu vực.

Tòa án Nhân dân huyện Hải Lăng nâng cao chất lượng xét xử các vụ án

Nguyễn Đức Hoan (Chánh án TAND huyện Hải Lăng) |

Thời gian qua, Tòa án Nhân dân huyện Hải Lăng (TAND) đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, đúng lộ trình cải cách tư pháp. Các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

“Giữ lửa” làng nghề truyền thống ở Hải Lăng

Đức Việt |

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ngành chức năng, một số làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, phát triển làng nghề theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với nền kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

Logistics hỗ trợ Hải Lăng phát triển bền vững

Lê Minh |

Huyện Hải Lăng đang là khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Trị. Để hỗ trợ công nghiệp phát triển, logistics đóng vai trò như một “bà đỡ”. Chính vì vậy, logistics là hướng đi giúp Hải Lăng phát triển bền vững, đặc biệt địa phương đang hội đủ nhiều yếu tố để phát triển kinh tế logistics.

Hải Lăng: Trồng cam thu nhập mỗi năm từ 250 - 300 triệu đồng/ha

Phú Hải |

 Hải Lăng có tổng diện tích tự nhiên hơn 42.736 ha, chiếm 8,99% diện tích cả tỉnh, địa hình có 3 vùng gồm: đồi núi, đồng bằng và cồn cát ven biển. Nhằm khai thác tối đa lợi thế tự nhiên, những năm qua, huyện Hải Lăng đã bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, đa dạng và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành vùng chuyên canh nông sản có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây cam.

Rạng danh nghề truyền thống

Sỹ Hoàng |

Không trực tiếp ký thác đời mình với biển, nhưng các anh: Phan Thanh Thiềm (sinh năm 1978), Phan Thanh Minh (sinh năm 1982) ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng lại chọn nghề làm mắm ruốc, đóng thuyền truyền thống để gián tiếp gắn bó với biển. Và anh Phan Thanh Thiềm, Phan Thanh Minh với sản phẩm mắm ruốc, thuyền composite đang góp phần làm rạng danh nghề truyền thống ở vùng biển bãi ngang.

Hội Đua thuyền truyền thống huyện Hải Lăng năm 2025

Minh Đức |

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hải Lăng 19/3 (1975 - 2025),  16/3, huyện Hải Lăng tổ chức Hội Đua thuyền truyền thống năm 2025 tại hồ Nước Chè, thị trấn Diên Sanh. Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; đông đảo người dân huyện Hải Lăng và các địa phương khác đến dự và cổ vũ.

Diên Sanh - Đô thị trẻ trong tương lai

Minh Anh |

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, thị trấn đạt chuẩn đô thị loại V và cơ bản đạt loại IV vào năm 2030, trong thời gian qua, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng huyện Hải Lăng ngày càng giàu đẹp

|

NGUYỄN KHÁNH VŨ - TUV, Bí thư Huyện ủy Hải Lăng

Ngược dòng lịch sử, từ giữa năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị, Nhân dân Hải Lăng một lòng theo Đảng, tham gia kháng chiến, góp phần cùng cả tỉnh, cả nước giành thắng lợi trong các cao trào cách mạng và giành chính quyền trong toàn phủ vào ngày 23/8/1945. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, quân và dân Hải Lăng đã đem hết tinh thần, lực lượng đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến, đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp.

Những trận đánh không quên trên mặt trận giải phóng Hải Lăng

Quang Hải |

Lịch sử chiến đấu giải phóng Hải Lăng vùng đất cuối cùng của quê hương Quảng Trị khắc ghi muôn vàn chiến công oanh liệt. Trong những ngày âm vang lịch sử vọng về, tôi đã tìm đến các nhân chứng là chiến sĩ an ninh và cán bộ cách mạng ngày ấy để được nghe họ kể về những trận chiến vang dội trên mặt trận giải phóng Hải Lăng.

Đổi thay ở vùng Càng

Đức Việt |

Khác với khung cảnh làng quê ngập chìm trong nước lũ, bao gương mặt buồn hiu hắt đối mặt với khó khăn của vài chục năm trước, giờ đây các “ốc đảo” vùng càng ở huyện Hải Lăng đã hoàn toàn khởi sắc. Những xóm làng nơi đây đã trở nên trù mật, vui tươi với những nóc nhà khang trang, kiên cố, nước sinh hoạt, hệ thống “điện - đường - trường - trạm” được hoàn thiện.

Cháo bột Hải Lăng

Vi Anh - Thủy Anh |

 Vùng quê lúa Hải Lăng từ lâu đã nổi tiếng với món cháo bột cá lóc. Từ nguyên liệu sẵn có như gạo thơm xay thành bột, cá lóc tự nhiên ở vùng chiêm trũng, người dân Hải Lăng đã chế biến thành món ăn dân dã cháo bột cá lóc. Để có được bát cháo bột thơm ngon cay nồng, phải qua nhiều công đoạn chế biến khá công phu, thấm đẫm tấm lòng của người dân quê mộc mạc. Thưởng thức món cháo bột cá lóc Hải Lăng ngoài hai nguyên liệu chính cá và bột phải có thêm nhiều gia vị như ném, ớt...mới đậm đà khó quên.

Từ độ qua sông ánh sáng tình yêu mở lối về bản nguyên

Lê Nam Linh |

Võ Văn Luyến, bút danh Hồng Ân Thy, là một nhà giáo và nhà thơ đa năng, luôn gắn bó trọn vẹn với quê hương Quảng Trị. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Thi Ông, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng-một vùng đất lành giàu bản sắc văn hóa.

Để Hải Lăng trở thành huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh

Thanh Trúc |

 Sau gần 35 năm lập lại huyện Hải Lăng, bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, Hải Lăng hiện nay đã có bước phát triển tích cực. Vì vậy, trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hải Lăng đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 đã xác định, xây dựng Hải Lăng trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh và là trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực, phát triển huyện Hải Lăng trở thành thị xã Hải Lăng trước năm 2040, đạt đô thị loại IV.

Phát triển các làng nghề truyền thống ở Hải Lăng

Trần Tuyền |

Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với bề dày lịch sử văn hóa, là nơi lưu giữ nhiều giá trị truyền thống quý báu. Trong đó, các nghề, làng truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Vì vậy, thời gian qua huyện Hải Lăng đã quan tâm bảo tồn, phát triển các làng nghề trên địa bàn.

Hải Lăng chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa

Lê Trường |

Là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, thời gian qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ và xuyên suốt, huyện Hải Lăng đã làm tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống.

Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Hải Lăng

Kô Kăn Sương |

Phát huy truyền thống của vùng đất hiếu học, những năm qua, huyện Hải Lăng luôn triển khai thực hiện nhiều giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ vậy, công tác giáo dục ở địa phương có những bước chuyển biến tích cực, toàn diện. Đặc biệt, nhiều năm liền, huyện là một trong những đơn vị trong tỉnh đạt thành tích xuất sắc về thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hải Lăng đạt chuẩn nông thôn mới

Tiến Nhất |

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 7/3/2025 công nhận huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.

Chế ngự “thủy thần”

Nhơn Bốn |

Hải Lăng là vùng thấp trũng, nhiều địa phương trong huyện có vị trí địa lý thấp hơn mực nước biển từ 0,8 m đến gần 1,2 m. Vì thế, mùa lũ ở Hải Lăng trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Thế nhưng hầu như người dân Hải Lăng không vì lũ, ngập úng triền miên mà rời quê để đến miền đất khác lập nghiệp, trái lại họ càng quyết tâm bám đất, bám làng, sống, mưu sinh một cách chủ động, sáng tạo, an toàn trong lũ. Họ đã biết chế ngự “thủy thần” để biến những điều bất lợi trở thành lễ hội đua thuyền trên vùng nước bạc, đắp đê ngăn lũ và tận dụng phù sa màu mỡ để làm nên những cánh đồng lúa trĩu hạt, hoa màu tươi tốt, bội thu...

Về xứ “4 kẻ”, “7 càng”

Võ Thế Hùng |

Dòng sông Ô Lâu như dải lụa biếc xanh vắt ngang giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), tạo nên những làng quê êm đềm gắn liền với đôi bờ sông nước hữu tình. Dựa theo thế đất, thế sông uốn lượn, con người quần tụ dựng xóm dựng làng, tạo ra sự hưng thịnh đời đời của quê hương xứ sở.

Những “bông hoa” tô thắm cho đời

Trần Tuyền |

Trong những thành tựu đã đạt được về mọi mặt trên chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày huyện Hải Lăng được hoàn toàn giải phóng, có sự đóng góp thầm lặng của những cá nhân tuy sức vóc nhỏ bé nhưng bằng ý chí, nghị lực lớn lao đã vượt lên gian khó, thử thách để lập thân lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, thúc đẩy phát triển KT- XH của địa phương.

Khi lòng dân đã thuận thì khó khăn nào cũng vượt qua

Nguyễn Trí Ánh |

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Đức Thuyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng khi chúng tôi hỏi về quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Trăm năm làng biển Thâm Khê

Quang Hải |

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, Thâm Khê (xã Hải Khê, huyện Hải Lăng) luôn giữ cho mình cốt cách riêng có của một làng biển giàu truyền thống, văn hóa. Chính điều đó đã hun đúc, nuôi dưỡng nên những người con Thâm Khê luôn tự hào và hướng về xây dựng quê hương, dù ở nơi đâu. Để hôm nay về Thâm Khê, đi đâu cũng nghe người dân tự hào về làng.

Hành trình “gặt quả ngọt” từ vốn tín dụng chính sách ở Hải Lăng

Hà Trang - Thanh Trúc |

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mang tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Qua thực tiễn hơn 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng CSXH (Chỉ thị số 40) trên địa bàn huyện Hải Lăng cho thấy, tín dụng CSXH đã trở thành một “điểm sáng” và là một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.