Cảnh giác chiêu trò lừa bán đồ cổ với giá rẻ

Tây Long |

Gần đây, một số đối tượng lạ mặt đã tiếp cận người dân trên địa bàn tỉnh để rủ rê, gạ gẫm mua đồ cổ với giá rẻ. Vì cả tin, có người đã mua phải đồ giả với giá hàng triệu đồng.

Cách đây không lâu, anh T.V.T., một người dân trên địa bàn phản ánh, khi đến thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong công tác, anh gặp một người tự nhận là công nhân, cầm một chiếc bình hô lô cũ, lấm lem bùn đất. Người này cho biết mới đào được chiếc bình cổ này và vì kẹt tiền nên phải bán. Nghe lời dụ dỗ, anh T. đã mua chiếc bình với giá 5 triệu đồng. Sau khi trở về nhà và nghe người thân chia sẻ thông tin về thủ đoạn lừa đảo tương tự mà báo chí từng phản ánh, anh T. mới biết mình bị lừa.

Những món đồ được cho là “đồ cổ” được đối tượng lạ mặt gạ gẫm bán cho một người dân trên địa bàn - Ảnh: Bạn đọc cung cấp
Những món đồ được cho là “đồ cổ” được đối tượng lạ mặt gạ gẫm bán cho một người dân trên địa bàn - Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Mới đây nhất, anh P.T.C., trú tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chia sẻ, một người anh của mình cũng gặp phải tình huống tương tự khi đi làm ăn ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. May mắn là vì cảnh giác, người này đã yêu cầu đối tượng lạ mặt cho mang số đồ được cho là cổ và rất quý giá đi giám định. Nhận thấy không ổn nên đối tượng lạ mặt tìm cớ rời đi.

Theo phản ánh của người dân, phần lớn đối tượng lừa bán đồ cổ là người từ địa phương khác đến. Tự xưng là công nhân, họ bán đồ cổ được cho là do mình tìm thấy với giá từ 5 – 15 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế, món đồ này chỉ có giá khoảng vài trăm ngàn đồng.

Trước đây, chiêu lừa bán đồ cổ với giá rẻ đã xuất hiện ở các tỉnh, thành phố phía Nam, lan rộng ra miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Sau một thời gian lắng xuống, mánh khóe lừa đảo này xuất hiện trở lại, làm một số người dân trên địa bàn thiệt hại về kinh tế. Đề nghị người dân cần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo kể trên.

 (Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Đằng sau những “giao dịch” lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Bảo Hà |

Gần đây tại Quảng Trị xảy ra một số vụ sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn. Điểm chung ở các vụ án này chính là việc mua giấy tờ, tài liệu giả qua mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vụ án không chỉ cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà còn cho thấy hoạt động mua bán giấy tờ, tài liệu giả qua mạng xã hội rất nhức nhối, cần được trừng trị nghiêm để đảm bảo tính răn đe của pháp luật.

Bắt giữ kẻ lừa đảo, chiếm đoạt qua mạng gần 8 tỷ đồng

Đỗ Trưởng |

Tại cơ quan công an, Lê Thanh Phụng khai nhận đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân trên cả nước với tổng số tiền lừa đảo ước tính gần 8 tỷ đồng.

Xuất hiện nhóm "tìm F0 khỏi bệnh" lừa đảo người bệnh

Thanh Mai |

Tất cả đều hoạt động gián tiếp qua mạng xã hội, không ký kết hợp đồng, tiền bạc cũng được chi trả bằng hình thức chuyển khoản. 

Công an phục hồi điều tra vụ ông Võ Hoàng Yên bị tố cáo lừa đảo

Đỗ Hưng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm để tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ hành vi của ông Võ Hoàng Yên do có kết luận giám định.