Chuyển biến tích cực trong dạy và học môn Tiếng Anh ở vùng khó

Ngọc Trang |

Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, những năm trở lại đây, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong trường học. Nhờ vậy, học sinh ở những vùng này có điều kiện tiếp cận, học tập tốt hơn môn Tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Do điều kiện là huyện miền núi nên việc triển khai chương trình dạy học bộ môn Tiếng Anh tại nhiều đơn vị trường học ở Hướng Hoá còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các trường vùng bản. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên môn Tiếng Anh còn thiếu so với yêu cầu tổ chức dạy học môn Tiếng Anh...

Trước thực trạng đó, Phòng GD&ĐT huyện đã quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đến các cơ sở giáo dục. Ban hành các văn bản chỉ đạo về dạy học ngoại ngữ và chỉ đạo triển khai thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ.

Học sinh Trường Mầm non Tân Hợp, huyện Hướng Hoá giao lưu tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài - Ảnh: GDHH
Học sinh Trường Mầm non Tân Hợp, huyện Hướng Hoá giao lưu tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài - Ảnh: GDHH
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dạy học ngoại ngữ tại các nhà trường để có giải pháp nâng cao chất lượng. Chỉ đạo các nhà trường tổ chức có hiệu quả câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh, các sân chơi về tiếng Anh để học sinh có cơ hội thể hiện, phát triển năng lực bản thân...

“Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục huyện, việc dạy và học môn Tiếng Anh ở các trường học có nhiều chuyển biến tích cực. Năm học 2024-2025, 100% trường phổ thông có cấp tiểu học, THCS đã triển khai dạy môn Tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018.

Đối với cấp học mầm non, có 13 trường/58 lớp/1457 trẻ được làm quen tiếng Anh. Toàn huyện có 84 giáo viên Tiếng Anh (43 giáo viên tiểu học và 41 giáo viên THCS), trong đó có 2 giáo viên trình độ thạc sĩ. Các giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy, được tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định.

Các trường học ở vùng thuận lợi có đầy đủ trang thiết bị dạy học phù hợp, có phòng học đặc thù bộ môn. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hiện nay, giáo viên đã có cơ hội để tiếp cận với nguồn tài liệu tham khảo phong phú, các phần mềm bổ trợ dạy học đa dạng, dễ sử dụng. Hệ thống CLB tiếng Anh của các trường học hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, lan tỏa đến từng giáo viên, học sinh trong các trường”, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hoá Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh, Sở GD&ĐT hướng dẫn các phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường học tập trung triển khai dạy học môn Tiếng Anh, trong đó, quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng chuẩn trình độ giáo viên. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh, chỉ đạo các địa phương, trên cơ sở biên chế được giao, xây dựng kế hoạch tuyển dụng đủ giáo viên theo chỉ tiêu, trong đó chú trọng tuyển đủ giáo viên Tiếng Anh cho cấp tiểu học với mục tiêu không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Rà soát, sắp xếp lại các điểm trường; đầu tư nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; tuyển dụng bổ sung đội ngũ giáo viên...Thực hiện điều động luân phiên giáo viên Tiếng Anh công tác trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập từ nơi thừa đến nơi thiếu. Chỉ đạo các đơn vị có giải pháp tăng cường tổ chức dạy học môn Tiếng Anh lớp 1, lớp 2 trên cơ sở tự nguyện của học sinh và sự đồng thuận của phụ huynh.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn về xây dựng kế hoạch triển khai dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Các cơ sở giáo dục tiểu học cũng đã tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, CLB, tổ chức “Giao lưu Olympic tiếng Anh” cấp trường, cấp huyện, thị xã, thành phố và tuyển chọn tham gia “Giao lưu Olympic tiếng Anh” cấp tỉnh. Hoạt động này đã tạo môi trường học tập, sử dụng tiếng Anh cho học sinh một cách thiết thực, thân thiện, tương tác và hiệu quả. Bên cạnh đó, các trường huy động xã hội hóa để chủ động hợp đồng giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh đối với lớp 1, lớp 2.

Nhờ triển khai tích cực nhiều giải pháp, đến nay, toàn tỉnh có 273 giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học, TH&THCS, cơ bản đảm bảo bố trí giáo viên đủ dạy các lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo quy định. Trong đó, có 7 giáo viên có trình độ đào tạo trên đại học. Theo khung năng lực ngôn ngữ, có 68 giáo viên có năng lực trên B2, 4 giáo viên dưới B2. Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh đa số có trình độ đạt chuẩn, năng lực chuyên môn giỏi.

Hằng năm, giáo viên Tiếng Anh được tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT 2018, các lớp bồi dưỡng chuyên đề. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện giảng dạy, số phòng học Tiếng Anh cơ bản được trang bị ít nhất mỗi trường có 1 phòng; đa số các lớp học tại các trường đều có tivi kết nối internet để phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 99,98% học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 học tiếng Anh; 76,65% học sinh lớp 1, lớp 2 được học môn Tiếng Anh tự chọn. Số lớp 3 đến lớp 5 được học môn Tiếng Anh đạt 100%; hơn 74% số lớp 1 đến lớp 2 được môn Tiếng Anh tự chọn, trong đó có 6/9 huyện tổ chức dạy học môn Tiếng Anh tự chọn cho 100% học sinh lớp 1, lớp 2.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, ngành GD&ĐT tỉnh cần tăng cường triển khai việc dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục theo quy định, đặc biệt là đối với vùng khó, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy ngoại ngữ. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ; kịp thời bổ sung đội ngũ còn thiếu đảm bảo đủ theo định biên. Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, năng lực ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên Tiếng Anh.

Tập trung dạy học ngoại ngữ có hiệu quả tại các nhà trường đảm bảo năng lực sử dụng ngoại ngữ sau khi kết thúc chương trình. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ, đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế. Tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt CLB tiếng Anh cũng như xây dựng không gian dạy học tiếng Anh trong trường học để tạo môi trường tốt nhất giúp học sinh vùng khó, vùng sâu, vùng xa phát triển tiếng Anh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Lan tỏa phong trào học tiếng Anh từ một sân chơi

Trúc Phương |

Được xem là “chìa khóa” mở ra cánh cửa hội nhập thế giới nên việc học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh tại các trường học đang ngày càng được chú trọng. Cùng với đó, nhiều hoạt động, sân chơi được tạo ra nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua phát triển tiếng Anh trong môi trường học đường, mà hội thi các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tiếng Anh tỉnh Quảng Trị do Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức là một ví dụ.

“Bất ngờ rẽ lối” vì đam mê tiếng Anh

Tây Long |

Mấy ngày nay, Nguyễn Thế Anh (sinh năm 1994), Bí thư Chi đoàn khu phố Thống Nhất, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bận rộn hơn. Vừa lo liệu công việc, phong trào, Thế Anh vừa dồn sức để chuẩn bị cho vòng chung kết Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VI năm 2024.

Người thầy truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh miền núi

Minh Long |

Gắn bó với học sinh ở Hướng Hóa (Quảng Trị) khá lâu năm nên thầy Võ Chiến Thuật, giáo viên bộ môn Tiếng Anh, Trường THCS Khe Sanh luôn trăn trở làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở đơn vị nói riêng và vùng khó của huyện nói chung. Chính vì vậy, thầy tích cực tìm kiếm các giải pháp từ gần gũi nắm bắt tâm lý, năng lực, hoàn cảnh học sinh đến thiết kế bài giảng phù hợp, xây dựng các kế hoạch hoạt động ngoại khóa... để đổi mới phương pháp giảng dạy, trở thành người truyền lửa đam mê học tiếng Anh cho nhiều thế hệ học sinh.

Đội Trường THPT thị xã Quảng Trị đoạt giải Nhất hội thi câu lạc bộ, đội, nhóm tiếng Anh tỉnh Quảng Trị năm 2024

Tú Linh |

 

Ngày 16/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Trị, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chức vòng chung kết Hội thi câu lạc bộ, đội, nhóm tiếng Anh tỉnh Quảng Trị lần thứ 3 năm 2024.