Chuyên gia chỉ ra 5 nguyên nhân Đà Nẵng ngập lụt nặng đêm 14/10

Thanh Mai |

 
Với 3 cơn bão nối nhau trong liên tiếp 3 tuần (27/9-20/10), chuyên gia cảnh báo miền Trung đối mặt với nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ.

 Chia sẻ với Zing, chuyên gia Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo thuộc Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, nhận định bão số 5 (Sonca) là một hình thái đặc biệt. Bão được hình thành ngay trên Biển Đông từ một vùng áp thấp, thay vì di chuyển từ Thái Bình Dương vào như nhiều cơn bão khác. Sonca chỉ duy trì hình thái là một cơn bão trong vòng 6 giờ, sau đó nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Với điều kiện địa hình là dãy núi Trường Sơn đón ẩm, đồng thời vùng mưa lớn nằm ở rìa mây của tâm bão, Đà Nẵng trở thành "tâm mưa" khi áp thấp nhiệt đới tiến sát đất liền ngày 14/10.

 

Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan cho biết mưa đã giảm ở Đà Nẵng nhưng có thể quay trở lại vào ngày 16/10 với lượng nhỏ. Trong khi đó, trọng tâm mưa đang dồn ra khu vực Thừa Thiên - Huế. Các ổ mây vẫn còn tồn tại ở phía bắc đèo Hải Vân nên mưa lớn tiếp tục ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến hết ngày 16/10. Đồng thời, vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi vẫn cần tiếp tục đề phòng mưa lớn. 

Ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh từ ngày 15/10 đến hết ngày 16/10, ở khu vực từ phía nam Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to và dông, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa to.  Khu vực phía nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế lượng mưa 70-150mm, có nơi trên 200mm. Khu vực Đà Nẵng đến Quảng Ngãi lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 120mm. Từ ngày 17/10 trở đi, mưa các tỉnh miền Trung giảm nhanh.

Hiện tại, lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đang lên, riêng lũ trên sông Bồ đang lên nhanh theo điều tiết xả của thủy điện Hương Điền. Dự báo lũ trên sông Thu Bồn tại Câu Lâu và sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn có khả năng đạt đỉnh, sau xuống dần. Đỉnh lũ tại Câu Lâu khả năng ở mức 3,6m, dưới báo động 3 là 0,4m; tại Thạch Hãn ở mức 5,7m, dưới báo động 3 là 0,3m. Lũ trên sông Hương tiếp tục dao động ở mức cao, sông Vu Gia tiếp tục xuống.

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Cần có các giải pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu.

Với 3 cơn bão nối nhau trong liên tiếp 3 tuần (27/9-20/10), chuyên gia cảnh báo miền Trung đối mặt với nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở khu vực phía đông của Philippines và có thể mạnh lên thành bão. Khoảng ngày 16-17/10, bão di chuyển vào Biển Đông và khả năng cao trở thành cơn bão số 6.

Đồng thời, ngày 16/10, một bộ phận không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống có thể tương tác với cơn bão số 6 sắp tới. Vì vậy, các diễn biến về bão trên Biển Đông trong những ngày tới còn rất phức tạp.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Miền Trung bị ngập lụt nghiêm trọng vì mưa lũ

Thanh Mai |

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, khu vực Trung Bộ dự báo có thể tiếp tục có mưa lớn trong thời gian tới.

Hà Tĩnh tập trung hỗ trợ cho nhân dân vùng lũ lụt

PV |

Mưa lớn sau bão số 4, nước sông lên nhanh, các hồ đập, thủy điện xả tràn đã gây ngập lụt, chia cắt ở nhiều địa phương của tỉnh Hà Tĩnh.

Kết quả tích cực từ dự án phục hồi sau lũ lụt tại Quảng Trị

Thu Hạ |

Quảng Trị là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt bão lũ liên tiếp trong năm 2020. Ngay sau khi thiên tai xảy ra trên địa bàn, Sở Ngoại vụ đã chủ động, tích cực vận động nhiều dự án, tổ chức quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cũng như khắc phục hậu quả thiên tai.

Lũ lụt ảnh hưởng tới hàng nghìn người ở miền Bắc nước Lào

Phương Oanh |

Theo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, lũ lụt đã tàn phá 4 tỉnh Xayaboury, Huaphan, Luang Prabang và Vientiane, với ít nhất 10 huyện bị ảnh hưởng.