Công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng ‘Ngày không tiền mặt 2021’

Thúy Hà |

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, tính đến hết tháng Tư, giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng và 123,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Ngày 14/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) công bố chương trình  ‘Ngày không tiền mặt 2021 - 16/6’.

Tiếp nối thành công từ hai năm 2019 và 2020, chương trình "Ngày không tiền mặt năm 2021" sẽ được tổ chức với sự đồng hành của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, Fintech, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, thương mại… Chương trình được thực hiện với nhiều hoạt động đổi mới, tập trung hướng đến đối tượng là giới trẻ như sinh viên, người tiêu dùng phổ thông, công nhân, người thu nhập trung bình, thấp. 
Thanh toán online ngày càng được nhiều người lựa chọn. (Ảnh: Vietnam+)
Thanh toán online ngày càng được nhiều người lựa chọn. (Ảnh: Vietnam+)
 

Chương trình năm nay được tổ chức trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, cả nước đang chung tay phòng chống dịch nên Ban tổ chức cùng với các đơn vị đồng hành thống nhất tập trung cho các hoạt động online. Rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho người tiêu dùng trong dịp này, với sự tham gia của nhóm các ngân hàng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương (VietinBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank); nhóm các đơn vị trung gian thanh toán và Fintech như Napas, VISA, JCB, ShopeePay, Momo,  ZaloPay, VNPay, các đơn vị bán lẻ, doanh nghiệp dịch vụ như Saigon Co.op, VietjetAir…

Thông qua các chương trình, chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt sẽ tạo cơ hội cho người dân trên cả nước, đặc biệt là giới trẻ, công nhân, người thu nhập trung bình thấp được trải nghiệm và thấy rõ hơn lợi ích của các phương tiện thanh toán điện tử mang lại, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp.

Lãnh đạo Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, song hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Tính đến cuối tháng 4/2021, có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động; toàn thị trường hiện có khoảng hơn 271 nghìn POS và hơn 19 nghìn ATM. Giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng và 31,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng và 123,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh QR tăng tương ứng 95,7% về số lượng và 181,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến vẫn tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh toán trực tuyến và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đối phó với dịch bệnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Trong bối cảnh hiện nay, việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện đang là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, truyền thông giáo dục tài chính đóng một vai trò quan trọng, phối hợp đồng bộ với các trụ cột khác như xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính, phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính, ứng dụng công nghệ số…

Thời gian qua, triển khai các Đề án của Chính phủ và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động truyền thông giáo dục tài chính sáng tạo, ấn tượng và để lại dấu ấn trong lòng công chúng như chương trình ‘Tiền khéo, tiền khôn, ‘Những đứa trẻ thông thái, ‘Đồng tiền thông thái, mới đây nhất là chương trình ‘Tay hòm chìa khóa’.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với các trường Đại học, Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội tổ chức cuộc thi ‘Hiểu đúng về tiền’. Đây là cuộc thi nhằm trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng về tài chính, ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiểu biết về đồng tiền Việt Nam, nâng cao hiểu biết của đối tượng sinh viên về các sản phẩm, dịch vụ tài chính-ngân hàng, hạn chế tín dụng đen…

Thông qua các chương trình truyền thông này, nhận thức và thói quen của người dân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã thay đổi rõ nét, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế tín dụng đen và thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Theo ông Phạm Tiến Dũng-Vụ trưởng Vụ Thanh toán, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, như: Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh toán, trong đó tập trung hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt và tổ chức triển khai; xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; trình Thủ tướng ban hành Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 và phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Đề án; phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money); triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.../.

Chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày không tiền mặt Chương trình Ngày không tiền mặt năm 2021 sẽ có nhiều sự hấp dẫn như: Cuộc thi “Rap cùng Lona” và hoạt động Online Game - Đấu trường không tiền mặt “Đoàn đúng - trúng quà”; Workshop về kinh nghiệm và công cụ quản lý tài chính cá nhân dành cho sinh viên; chương trình ‘Giỏ hàng nghĩa tình mùa dịch’; Livestream ‘Một ngày không tiền mặt trên Fanpage TuoiTre và Fanpage Ngày không tiền mặt; MegaSale của các doanh nghiệp đồng hành; hội thảo “Việt Nam nỗ lực tiến tới quốc gia không tiền mặt”… Các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, nhà bán lẻ… sẽ có những chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng khi mua sắm không dùng tiền mặt. Hiện tại ban tổ chức đã chính thức nhận được sự xác nhận sẽ có các hoạt động hỗ trợ mua sắm cho người tiêu dùng từ các đơn vị Sacombank, VISA, JCB, Napas, Vietcombank, VietinBank, HDBank, Ví điện tử Moca/Grab, Momo, Shopee/ShopeePay, VIB, Saigon Co.op, VNPay, ZaloPay… Ngày 15/6, Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và 14 ngân hàng thành viên chính thức công bố nhận diện thương hiệu VietQR và dịch vụ chuyển tiền nhanh Napas247 bằng mã QR (gọi tắt là chuyển nhanh Napas247) cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản của mình tới tài khoản tại một ngân hàng khác trong mạng lưới của NAPAS theo phương thức chuyển tiền nhanh 24/7. Mỗi khách hàng có thể thực hiện khởi tạo mã QR cá nhân tại ứng dụng thanh toán mobile banking của các ngân hàng hoặc tại website Vietqr.net.

 (Nguồn: Vietnam+)

TAGS

Dòng tiền vẫn vào bất động sản và nợ xấu tăng lên

Phương Hoài |

Dòng tiền vào bất động sản trong thời gian qua đã khiến nợ xấu bất động sản tăng lên và tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn của thị trường khi cung cầu lệch pha, giá ảo, giao dịch ảo.

Bị ảnh hưởng dịch COVID-19 tại Quảng Trị được giảm 3,7 tỷ tiền điện

Hữu Phúc |

3,7 tỷ đồng là tổng số tiền Công ty Điện lực Quảng Trị hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho hơn 130 khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đợt 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Phá hàng trăm vụ ma túy, rửa tiền nhờ đột nhập một ứng dụng tin nhắn

Minh Tâm |

Nhờ thâm nhập ứng dụng tin nhắn ANOM, lực lượng thực thi pháp luật New Zealand, Australia, Mỹ và châu Âu đã tiến hành hàng trăm vụ bắt giữ liên quan ma túy, rửa tiền, hỗn chiến trên toàn thế giới.

Thông tin thuê bao bị trừ tiền khi nghe cuộc gọi từ "BCD COVID-19" là bịa đặt

Vân Trường |

Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bắc Ninh cho biết hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh, truy tìm đối tượng thực hiện đăng, chia sẻ bài viết về việc nghe cuộc gọi từ "BCD COVID-19" bị mất tiền, để xử lý theo quy định của pháp luật.