Thực hiện Công điện số 999/CĐ-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại miền Trung; để chủ động ứng phó hiệu quả tình hình mưa lũ xảy ra trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung công việc sau:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Quán triệt, triển khai nghiêm túc các ý kiến chỉ dạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương sáng ngày 15/10/2022;
Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; tập trung tuyên truyền hướng dẫn người dân ứng phó mưa lũ; quản lý chặt chẽ các ghe, thuyền ở khu vực bãi ngang ven biển đầm phá và trên các sông;
- Triển khai ngay công tác sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu, phòng chống ngập úng vùng thấp trũng và khu vực đô thị; có phương án bố trí các điểm sơ tán dân đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh;
- Bố trí lực lương kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người.
- Tổ chức gia cố đảm bảo an toàn cho các khu nuôi thủy sản, các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản ven biển; có phương án bảo vệ vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi an toàn và bảo vệ diện tích hoa màu chưa thu hoạch xong;
- Chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân ở những nơi có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng cứu trợ các hộ dân có nguy cơ bị thiếu đói, xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển, cắm biển báo cảnh báo sạt lở, ngập sâu;
- Sau mưa lũ khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai nhanh chóng, xử lý vệ sinh, môi trường phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra.
3. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các chủ đập thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thưc hiện nghiêm túc trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và cho vùng hạ du.
4. Sở Giao thông vận tải phối hợp với địa phương chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất, chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhân lực khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị hư hỏng do mưa lũ.
5. Sở Y tế phối hợp với địa phương chỉ đạo, triển khai công tác y tế, khám chữa bệnh cho Nhân dân vùng lũ bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau lũ.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với mưa lũ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong mọi tình huống.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên nắm bắt thông tin để chủ động cho học sinh nghỉ học đến khi kết thúc hình thế thiên tai nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
8. Chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình ven biển, ven sông có phương án đảm bảo an tòan cho phương tiện, vật tư, thiết bị thi công, không để xảy ra thiệt hại về người.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị và các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục theo dõi, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó của các cấp chính quyền, các ngành để Nhân dân biết, chủ động phòng tránh.
10. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Văn phòng Ban chỉ huy RCTT và TKCN tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động ứng phó phù hợp với tình hình thực tế.
11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.
12. Các đơn vị, địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Công điện này.
Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng hòan lưu bão số 5, trong 24 giờ qua tại Quảng Trị đã có mưa to đến rất to; lượng mưa từ 7h/14/10 đến 7h/15/10 phổ biến từ 100-200 mm. Dự báo từ sáng 15/10 đến đêm 16/10, tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, tiếp tục có mưa lớn trên diện rộng; tổng lượng mưa ỏ khu vực phía Bắc tỉnh phổ biến đạt từ 100-250 mm, có nơi trên 300 mm.
Hiện nay, lũ trên sông Ô Lâu, Thạch Hãn đang lên nhanh, ở mức trên báo động 2 đến dưới báo động 3, các sông khác mực nước đang dao động ở mức báo động 1 đến báo động 2. Trong 24 giờ tới, lũ trên sông Ô Lâu, sông Thạch Hãn tiếp tục lên sau đó đạt đỉnh ở mức từ báo động 3 đến trên báo động 3. Các sông khác tiếp tục lên mức từ báo động 1 đến báo động 2, có nơi trên báo động 2.
(Nguồn: Báo Quảng Trị)